Không chỉ rút ngắn tuổi thọ đồ gia dụng, trời nồm ẩm còn là kẻ "châm ngòi" cháy nổ: Đừng chủ quan!
Để tránh những sự cố không đáng có, bạn hãy chủ động làm những điều sau.
- 07-08-2022Có nên mua đồ gia dụng cũ trên mạng? Đừng bỏ qua yếu tố quan trọng để chọn được đồ tốt
- 05-03-2022Tủ lạnh đặt ở đâu là hợp phong thủy? Các bậc thầy đồ gia dụng đều đưa ra lời nhắc nhở: Đặt không đúng nơi, chưa đến 3 năm sẽ phải thay tủ lạnh mới
- 24-02-20225 món đồ gia dụng tưởng chừng thiết thực nhưng thực tế lại vô dụng, mua về chỉ tội lãng phí, "tiền mất tật mang"
Ít ai biết rằng trời nồm ẩm là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây hỏa hoạn. Đặc biệt, tại miền Bắc Việt Nam, hiện tượng thời tiết nồm ẩm thường xảy ra vào mùa xuân, khi độ ẩm không khí đạt mức 85 - 90%.
Điều này không chỉ gây khó chịu cho con người mà còn ảnh hưởng xấu đến các thiết bị điện tử trong gia đình, thậm chí là cả các công trình bằng gỗ. Sự ẩm ướt có thể làm hỏng hóc vi mạch, gây lỗi phóng điện chập cháy, và các chi tiết kim loại cũng rất dễ bị gỉ sét ăn mòn.
Một số thiết bị điện tử thường gặp như tivi, loa, amply hay laptop, máy vi tính,... bị ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện ẩm thấp, dẫn đến hỏng hóc hoặc giảm chất lượng. Chúng ta đôi khi quá để tâm đến những thiết bị điện mà vô tình quên đi những ổ điện, hay bảng mạch tổng nhỏ bé. Kỳ thực, đây lại là những chi tiết dễ dẫn đến cháy/chập nhất nếu như có sự cố xảy ra.
Lý do là vì ổ điện và bảng mạch đa số đều được đặt sát tường, hoặc trong góc nhà. Khi trời nồm ẩm, tường nhà bắt đầu xuất hiện tình trạng "chảy nước", thì ổ điện và bảng mạch điện là những nơi đầu tiên gặp nguy hại. Nếu ổ điện bị nước chảy mà người dùng không biết, vẫn tiếp tục "dòng" điện từ thiết bị khác, thì hiện tượng chập điện là rất cao.
Ngoài ra, nguy cơ cháy nổ còn đến từ việc sử dụng các thiết bị sưởi ấm, máy sấy quần áo không đúng cách, hoặc các thiết bị điện tử được bảo quản không đúng quy cách và dễ gây chập cháy khi sử dụng.
Để hạn chế nguy cơ hỏng hóc và cháy nổ cho các thiết bị điện tử, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
1. Sử dụng máy hút ẩm
Các gia đình nên chọn máy hút ẩm có công suất phù hợp với không gian cần hút ẩm. Đặt máy ở vị trí trung tâm để đạt hiệu quả tối ưu. Định kỳ kiểm tra và làm sạch bộ phận lọc, đồng thời xả nước trong bình chứa của máy.
2. Đặt nơi khô ráo
Bạn nên chọn những khu vực trong nhà có độ ẩm thấp nhất, tránh xa những nơi có nguy cơ đọng nước như cạnh bồn rửa, cửa sổ hay khu vực phơi quần áo.
3. Không đặt sát tường
Khoảng cách từ thiết bị đến tường nên là 10-15cm để không khí có thể lưu thông và tránh mốc tường làm hỏng thiết bị.
4. Bố trí ổ điện trên cao
Nếu có thể, bạn hãy lắp đặt ổ điện ở vị trí cao hơn mặt đất ít nhất 1m để tránh nước từ sàn nhà bắn lên.
5. Vệ sinh thường xuyên
Khi độ ẩm không khí cao, bạn nên dùng khăn khô lau chùi thiết bị ít nhất 1 lần/tuần. Đối với các cổng kết nối, có thể sử dụng cồn y tế và tăm bông để lau sạch.
6. Sử dụng đều đặn
Bạn nên bật thiết bị điện tử như tivi, máy tính hàng ngày. Đèn LED và mạch điện khi hoạt động sẽ sinh nhiệt và giúp bay hơi hơi ẩm bên trong thiết bị.
7. Để ở chế độ chờ
Đối với tivi hay máy vi tính, sau khi sử dụng bạn có thể không tắt hẳn mà chuyển sang chế độ chờ để thiết bị tiếp tục tỏa nhiệt nhẹ.
8. Dùng gói hút ẩm
Đặt gói hút ẩm vào trong các ngăn kéo, hộp hoặc túi chứa thiết bị. Đối với máy ảnh, ống kính, có thể để gói hút ẩm cùng trong túi đựng.
9. Bật điều hòa ở chế độ khô
Sử dụng chế độ Dry (Khô) của điều hòa không khí để hút ẩm trong phòng, giúp không gian sống và điện tử khô ráo hơn.
10. Sử dụng tủ chống ẩm
Đặt thiết bị như máy ảnh, ống kính vào tủ chống ẩm để bảo vệ chúng khỏi hơi ẩm. Điều chỉnh độ ẩm trong tủ chống ẩm ở mức độ phù hợp, thường là dưới 50%.
Những mẹo trên giúp kéo dài tuổi thọ cho thiết bị điện tử và đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của bạn trong những ngày trời nồm ẩm.
Tổng hợp
Đời sống & pháp luật