Không công khai được tài sản thì đừng làm quan chức
“Tài sản thì phải công khai, trừ bí mật của nhà nước. Quan chức phải công khai tài sản, nếu không thì đừng làm quan chức nữa”.
- 01-04-2016Minh bạch nguồn gốc tài sản của ĐBQH: Việc cần làm
- 24-03-2016Kê khai tài sản: “Phép thử” sự trung thực của ĐBQH trong lòng dân
- 08-03-2016“Kê khai tài sản để cất vô ngăn kéo thì kê khai làm gì?”
- 05-01-2016Người tham nhũng nộp lại tài sản sẽ lãnh án chung thân “đặc biệt”
Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng – TTCP đã nói như vậy khi trả lời các câu hỏi của báo chí xung quanh việc thực hiện kê khai tài sản.
Theo ông Đạt, việc kê khai tài sản là một nội dung, biện pháp để quản lý về tài sản của đối tượng thuộc về nguy cơ tham nhũng. “Hiện nay đánh giá việc kê khai tài sản vẫn hình thức, kê nhưng không công khai được nhiều, sâu, kê khai nhưng không trung thực không quản lý được, không công khai” – ông Đạt thẳng thắn chỉ ra điểm tồn tại trong công tác kê khai tài sản.
Cũng theo ông Đạt, thời gian tới phải sửa cái quy định về kê khai tài sản, thu gọn đối tượng kê khai, đã kê thì phải quản, kê là phải công khai, khai là phải có kiểm tra xác minh đúng hay không đúng, kê chỉ để đó thì chả giải quyết vấn đề gì cả. Còn công khai ở mức độ nào thì sẽ tính toán và phải có một cơ quan chịu trách nhiệm và xác minh tính trung thực của người đó.
“Hơn nữa việc tiêu tiền mặt cũng là một điểm hạn chế, còn tiêu tiền mặt thì không thể phòng chống tham nhũng được, phải xử lý vấn đề quản lý chi tiêu tiền mặt thế nào. Không quản lý được nguồn thu nhập từ ngoài vào thì không thể xử lý được tội hối lộ, nhận phong bì được. Sửa luật phải khắc phục cái này” – ông Đạt nói.
Tiền Phong