Không đơn thuần thông cảm, đây mới là lý do khiến Khải Silk quyết định không phạt Parkson hơn 200 tỷ đồng
Với tình hình tài chính không mấy sáng sủa của Parkson, nếu kiên quyết đòi khoản tiền phạt có thể dẫn đến việc doanh nghiệp này phải làm thủ tục phá sản mà chưa chắc đã có thể thu hồi được.
- 23-11-20162 năm đóng cửa 2 TTTM đình đám, chuyện gì đang xảy ra trong nội bộ Parkson Hà Nội?
- 22-11-2016Giữ khư khư một mô hình suốt hơn 10 năm, đây có phải lý do Parkson kinh doanh ngày càng thất bát?
- 21-11-2016Khải Silk tuyên bố không phạt Parkson 200 tỷ đồng vì huỷ ngang hợp đồng thuê Saigon Paragon
- 21-11-2016Không chỉ thất bát ở Việt Nam, Parkson đang thua lỗ ở tất cả các thị trường châu Á còn lại, trừ Malaysia
Hồi tháng 5/2016, Parkson Paragon (Q7, TP HCM) đã đóng cửa sau hơn 5 năm hoạt động. Tại thời điểm đó, theo nguyên tắc, Parkson bị mất tiền cọc và bị phạt một khoản tiền lớn, khoảng 200 tỷ đồng do đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, hợp đồng thuê mặt bằng giữa Parkson và Saigon Paragon có thời hạn 19 năm nhưng mới thực hiện được 6 năm.
Theo phân tích của ông Hoàng Khải, với tình trạng kinh doanh, tài chính của Parkson hiện nay, nếu kiện ra toà để phạt sẽ đồng nghĩa với việc dồn công ty này vào thế bí. Parkson có thể làm thủ tục phá sản. Do Parkson thuộc loại hình công ty TNHH nên các khoản nợ khó có cơ hội lấy lại được. Thêm nữa, việc dây dưa giữa hai bên sẽ khiến cho Saigon Paragon không cho thuê được mặt bằng trong thời gian dài.
“Thay vì như vậy Hoàng Khải quyết định sẽ không phạt Parkson nữa để cho Parkson rút ra khỏi Saigon Paragon càng sớm càng tốt để tránh kiện tụng và lấy điều đó làm điều tiên quyết để làm cho hình ảnh của Hoàng Khải và Paragon trở nên thật lung linh và đón niềm vui mới vào trong đầu tháng sau!”, vị doanh nhân này chia sẻ.
Theo ông, đấy cũng là một góc nghệ thuật kinh doanh của mình. Mặt khác, trong một trao đổi riêng trước đó, ông Hoàng Khải cũng cho biết trong làm ăn phải tính kế lâu dài chứ không phải là những thiệt hơn trước mắt.
“Mình không chỉ cho thuê, làm ăn với Parkson mà còn nhiều đối tác khác. Họ sẽ nhìn vào thái độ, cách cư xử của chủ nhà khi đối tác gặp khó khăn!”, ông Khải nói.
Đây không phải là lần đầu tiên Parkson đóng cửa, huỷ hợp đồng cho thuê trước thời hạn. Trước đó, hồi tháng 1/2015 công ty này cũng đã đột ngột đóng cửa trung tâm thương mại tại toà nhà Keangnam Hanoi Landmark 72. Tuy nhiên, không được may mắn như tại Saigon Paragon, việc huỷ ngang hợp đồng trước hạn đã khiến công ty này phải chịu khoản phí phạt lên đến cả nghìn tỷ đồng.