Không hổ danh là những thiên tài, phong cách làm việc của Steve Jobs và Einstein cũng thật khác người: Điều khác biệt nằm gọn trong 1 thói quen duy nhất
Muốn thành công thì phải nỗ lực, phải cố gắng không ngừng. Nhưng thói quen cũng như một con dao hai lưỡi, để cân bằng và phát huy sự sáng tạo, đôi khi điều chúng ta cần là... không làm gì cả!
- 16-03-2021Ái nữ của "ông hoàng cửa gỗ châu Á": "Phú nhị đại" phá vỡ mọi quy tắc, cực kỳ quyền lực của giới thời trang với kho hàng hiệu khổng lồ ai cũng choáng ngợp
- 16-03-2021Rửa mũi nhầm bằng cồn 90 độ, bé 5 tháng tuổi bị bỏng niêm mạc: BS gửi lời cảnh báo cho tất cả các bố mẹ
- 16-03-2021"Khổ" như vợ chồng Meghan: Trang gây quỹ được dân Mỹ lập ra để giúp đỡ đã "bay màu" sau khi thu về... 2,5 triệu đồng, biệt thự còn bị trộm đột nhập
Theo khoa học thần kinh, tạm dừng lịch trình bận rộn và dành một chút thời gian để hoàn toàn... không làm gì là chìa khóa để thúc đẩy sự sáng tạo.
Lịch sử và khoa học đã chỉ ra yếu tố không thể thiếu để đạt được thành công là thực hiện thói quen nhất quán mỗi ngày.
Mặc dù thói quen hàng ngày của bạn có thể lành mạnh và hiệu quả, nhưng nó cũng có thể trở nên bận rộn và giết chết sự sáng tạo, một bài báo trên tạp chí Inc lưu ý.
Bài báo trên tạp chí Inc lưu ý có những thói quen tưởng chừng lành mạnh và hiệu quả, nhưng nó cũng có thể khiến chúng ta bận rộn và giết chết sự sáng tạo. Tạp chí cũng chỉ ra rằng nhiều người thành công đã dành một phần lớn cuộc đời của họ cho "thời gian gián đoạn".
Steven Kotler, tác giả của cuốn sách "The Art of the Impossible" và là một diễn giả của TED, đã chỉ ra rằng "thời gian gián đoạn" là khoảnh khắc yên tĩnh mà ở đó các cá nhân có thể tự tách mình ra khỏi nhịp độ hối hả và những ồn ào của thế giới xung quanh.
Không có gì lạ khi internet tràn ngập các bài báo nhắc đến thói quen buổi sáng của các nhân vật quan trọng và nổi tiếng, gợi ý các thói quen có thể giúp ích cho sự phát triển của cá nhân.
Chúng ta đã đọc nhiều về những thói quen mang đến thành công như biết ơn, hoà mình vào thiên nhiên, lắng nghe bản thân nhiều hơn... Các nghiên cứu khẳng định rằng tất cả các hoạt động này đều tốt cho con người. Đồng thời khoa học cũng chỉ ra rằng "không cần nhiều thời gian" cho một thói quen như vậy, bởi vì nếu dành phần lớn thời gian trong ngày cho tất cả những thói quen hiện có này, chưa chắc bạn sẽ có thời gian cho chính mình.
"Thời gian gián đoạn"
Cụm từ này còn được gọi là "khoảng thời gian yên tĩnh, một mình, cách biệt với tiếng ồn và nhu cầu của thế giới", như Kotler mô tả.
"Thời gian gián đoạn" là thuật ngữ chỉ khoảng trống từ 4 giờ sáng đến 7 giờ 30 sáng (khi mọi người bắt đầu thức dậy). Khoảng thời gian này được dành cho chính bản thân chúng ta mà không có ai làm phiền. Khi ấy, những mối quan tâm cấp bách trong ngày vẫn chưa đến, vì vậy có thời gian cho điều xa xỉ tột bậc: Sự kiên nhẫn.
Kotler nói rằng khoa học thần kinh cho thấy rằng các khoảng thời gian ngắt kết nối có ảnh hưởng lớn đến khả năng sáng tạo.
"Áp lực buộc não phải tập trung vào các chi tiết, kích hoạt bán cầu não trái và hạn chế khả năng tư duy. Tệ hơn nữa, khi bị áp lực, chúng ta thường bị căng thẳng. Chúng ta không hài lòng, điều này khiến tâm trạng bị xáo trộn và hạn chế sự tập trung. Do đó, chúng ta bị giới hạn về thời gian đồng thời thu hẹp khả năng sáng tạo", ông giải thích.
Nói cách khác, "thời gian gián đoạn" giúp chúng ta thư giãn để có cái nhìn bao quát hơn và cho phép phát triển những ý tưởng sáng tạo.
Steve Jobs và Albert Einstein đều áp dụng "thời gian gián đoạn"
Cách thức này không phải lần đầu tiên được tìm thấy, nhiều nhân vật thành công cũng đã áp dụng nó. Albert Einstein thừa nhận rằng nhiều lần những ý tưởng có giá trị nhất đến với ông trong khi không làm gì cả và tận hưởng "thời gian gián đoạn" của riêng mình. Steve Jobs cũng là ví dụ điển hình cho phương pháp này.
Giáo sư Adam Grant tại Wharton từng chia sẻ với Business Insider rằng: "Khoảng thời gian Steve Jobs trì hoãn và cân nhắc các khả năng là thời gian để cho các ý tưởng khác biệt xuất hiện".
Điều đáng nói là cả hai thiên tài - Einstein và Jobs - đều thực hiện rất tốt việc đưa ý tưởng của họ vào thực tế. Cả hai là những "ông trùm" trong lĩnh vực của mình, được biết đến với những ý tưởng táo bạo, có ảnh hưởng cực kỳ lớn.
Khoảng thời gian gián đoạn không dài nhưng nó có sức mạnh thay đổi cực kỳ lớn. Khi lên kế hoạch cho một thói quen buổi sáng hoàn hảo, chúng ta thường dễ sa vào những vòng xoáy bận rộn và bị cuốn theo những điều đó. Nhưng nếu biết cách dừng lại một chút, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trong cách suy nghĩ và sáng tạo, đồng thời đạt được một phiên bản thành công hơn của chính mình.
Nguồn: Entrepreneur