Không loại trừ khả năng tăng lãi suất trở lại, loạt quan chức FED phát tín hiệu: "Chúng tôi sẽ làm điều đó nếu dữ liệu nói vậy"
Vấn đề tăng lãi suất đang quay trở lại trong các cuộc thảo luận công hai. Chí ít, khả năng này cũng không bị các quan chức FED bác bỏ hoàn toàn.
- 21-04-2024Chỉ cần ngồi nhà với chiếc máy tính, 3 công việc cực “khát nhân lực” có thể trả mức lương 6 triệu/giờ: Muốn thử sức cũng cần biết những thông tin quan trọng này
- 20-04-2024Kho báu 190.000 tỷ đồng trong lòng đất mà cả thế giới thèm khát bỗng nhiên trở nên ‘bất khả xâm phạm’ chỉ sau một quyết định: Ông Biden đang tính toán điều gì?
- 20-04-2024Kinh tế Iran ra sao trước các lệnh trừng phạt và xung đột với Israel?
Cách đây không lâu, câu hỏi về điều kiện để Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục tăng lãi suất trở thành tâm điểm của sự chú ý. Câu trả lời đó không quá phức tạp: Đó là FED không chỉ cần giá cả tăng cao mà còn có sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Ngay cả khi đó, các ngân hàng trung ương có thể sẽ cực kỳ miễn cưỡng trong việc thắt chặt chính sách hơn nữa. Hầu hết họ đều chỉ ra rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là động thái tiếp theo.
Tuy nhiên, vấn đề tăng lãi suất đang quay trở lại trong các cuộc thảo luận công hai. Chí ít, khả năng này cũng không bị các quan chức FED bác bỏ hoàn toàn.
Thứ Năm vừa qua, Chủ tịch FED New York - John Williams đã được hỏi về việc tăng lãi suất. Ông trả lời rằng bản thân ông không mong đợi điều đó xảy ra, nhưng đó vẫn là một lựa chọn.
Trong cuộc phỏng vấn tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh tế Thế giới Semaphor ở Washington, ông Williams nói: “Hiện tại, đó không phải là dự báo cơ bản của tôi, vì lãi suất đang ở mức tốt. Và cuối cùng đến một lúc nào đó, (chúng tôi) sẽ muốn hạ lãi suất khi nền kinh tế đạt mức lạm phát 2% mà chúng tôi đang hướng tới”.
“Về cơ bản, nếu dữ liệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi cần tăng lãi suất để đạt mục tiêu thì rõ ràng chúng tôi sẽ làm điều đó”, ông nói thêm.
Với tư cách là Chủ tịch FED New York, ông Williams là một trong những là hoạch định chính sách thuộc nhóm “Big Three”, một nhóm bao gồm cả Chủ tịch FED Jerome Powell và Phó Chủ tịch Philip Jefferson.
Nỗi lo đến từ quá khứ
Ngân hàng trung ương đã phải đối mặt với một loạt dữ liệu lạm phát cho thấy giá cả vẫn ở mức cao và vẫn còn cách xa mục tiêu 2% của FED.
Trong những ngày gần đây, nhiều quan chức đã đưa ra cách tiếp cận dựa trên dữ liệu. Họ cho rằng việc cắt giảm lãi suất sớm là điều không thể. Chủ tịch Powell gần đây cũng lưu ý rằng tiến độ hạ nhiệt lạm phát đã chậm lại trong những tháng gần đây và các nhà hoạch định chính sách cần thêm niềm tin trước khi tiến hành nới lỏng chính sách.
Giống như ông Williams, ông Powell coi chính sách hiện tại là phù hợp, ngay cả khi hầu hết các chỉ số lạm phát dao động quanh mức 3%. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát không chỉ trì trệ mà còn tăng cao hơn?
Nicholas Colas, đồng sáng lập của DataTrek Research, cho biết: “Nếu lạm phát bắt đầu tăng tốc trở lại, Chủ tịch Powell và FOMC sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất, có thể là tăng nhiều, hoặc có nguy cơ lặp lại như những năm 1970”.
Giai đoạn thập niên 1970, FED đã tăng lãi suất để chống lạm phát, sau đó cắt giảm quá sớm khiến lạm phát quay trở lại. Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với ông Powell.
Các nhà hoạch định chính sách đã nhiều lần lên tiếng về việc không muốn lặp lại những sai lầm trong quá khứ, đặc biệt là sai lầm của những năm 1970. Ông Colas cho biết việc tăng lãi suất vào thời điểm này sẽ là một “cú sốc thực sự” và có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
“Tuy nhiên, nếu lạm phát bắt đầu tăng cao hơn, họ có thể phải cắn răng và chấp nhận (rằng) cần có biện pháp kinh tế mạnh hơn để đạt được mục tiêu lạm phát của FED”, ông viết.
Cho đến hiện tại, khả năng tăng lãi suất là rất thấp. Chỉ có Thống đốc FED Michelle Bowman là tin vào quan điểm này.
Trong một bài phát biểu hồi đầu tháng này, ông Bowman nói: “Mặc dù đó không phải là dự đoán cơ bản của tôi, nhưng tôi tiếp tục nhận thấy rủi ro rằng tại cuộc họp trong tương lai. Chúng tôi có thể cần phải tăng lãi suất chính sách hơn nữa nếu lạm phát tiến triển chậm lại hoặc thậm chí đảo ngược”.
Tuy nhiên, trong bản cập nhật biểu đồ chấm “dot-plot” tháng 3 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) về dự đoán lãi suất của từng thành viên, không có thành viên nào trong số 19 người cho rằng sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.
Theo công cụ Fed Watch của CME Group, tính đến chiều thứ Sáu, các thị trường tương lai dự đoán không có khả năng tăng lãi suất trong năm nay và 14,5% dự đoán khả năng không cắt giảm lãi suất.
Tuy nhiên, thị trường đã phải điều chỉnh dự đoán của mình một cách đáng kể do dữ liệu lạm phát tăng nóng. Từ việc dự đoán 6 đợt cắt giảm, hiện thị trường chỉ cân nhắc đến phương án nhiều nhất là 2 lần.
Dữ liệu lạm phát thời gian gần đây trái ngược hẳn với mức giảm ổn định từ giữa năm 2022 đến cuối năm 2023. Và dữ liệu luôn có thể thay đổi trong thời gian tới.
Cựu Chủ tịch FED Kansas City - Esther George – cho biết rằng các nhà đầu tư cần phải lưu ý đến FOMC. Ủy ban hiện nói rằng lạm phát đang không đi theo đà giảm ổn định. “Với kịch bản đó, họ đang cân nhắc tất cả các phương án, bao gồm cả việc tăng lãi suất”, ông nói.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Mỹ sắp công bố dữ liệu lạm phát cuối cùng cho cuộc họp chính sách tuần sau: Fed có thể ‘quay xe’ dừng cắt giảm lãi suất nếu con số này tăng bất ngờ
- Biên bản cuộc họp Fed tháng 11 được công bố: Quan chức ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất nhưng ‘lặng thinh’ về quyết định tháng sau
- Thước đo lạm phát then chốt sắp được công bố trong tuần này: Fed liệu có tạm hoãn cắt giảm lãi suất?
- Fed quyết định ra sao với lãi suất vào năm 2025: 2 yếu tố này quyết định tất cả
- Chủ tịch Jerome Powell dội gáo nước lạnh vào khả năng cắt giảm lãi suất tháng 12: ‘Fed không cần vội vàng’