Không phải ăn ít đường, 3 thói quen tự nhiên giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể
Áp dụng đủ 3 thói quen tích cực dưới đây, chúng ta có thể kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể.
- 30-01-20242 món ăn vặt bí mật "hủy diệt" tuyến tụy của bạn, dù nam hay nữ cũng nên ăn ít đi để phòng bệnh tiểu đường
- 27-01-20245 thói quen không những tàn phá gan còn khiến đường huyết tăng vọt, không thay đổi thì ung thư, tiểu đường gõ cửa
- 26-01-2024Sai lầm “chí mạng” làm đường huyết lúc tụt lúc tăng vọt, người tiểu đường muốn khỏe mạnh cần né ngay
Tiểu đường là căn bệnh khá nguy hiểm, là nỗi ám ảnh của nhiều người. Hiện tại, không chỉ người lớn tuổi mà cả những người trẻ cũng có thể mắc căn bệnh này.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường chính là do lối sống thiếu lành mạnh của chúng ta. Bởi vậy, dù là ai ở độ tuổi nào chúng ta cũng cần tuân thủ 3 thói quen lành mạnh dưới đây để đảm bảo đường huyết ở mức ổn định, cơ thể không có dấu hiệu bất thường.
1. Ăn 3 bữa
Chế độ ăn ảnh hưởng mạnh mẽ tới đường huyết nói riêng và sức khỏe của chúng ta nói chung. Những người có chế độ ăn lành mạnh, khoa học chắc chắn sẽ đảm bảo được sức khỏe ổn định. Đặc biệt, ăn 3 bữa đều đặn mỗi ngày là 1 trong những thói quen quan trọng để đường huyết ở mức ổn định.
Ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của chúng ta. Người có thói quen nhịn ăn để giảm cân dễ gặp phải tình trạng ăn bù vì cơ thể thiếu hụt năng lượng. Lúc này, chúng ta gặp phải vấn đề tiết insulin, khiến cơ thể dễ tăng cân hơn.
Khi con người ăn đêm, khả năng đường huyết tăng vọt có thể xảy ra. Theo trường Y Harvard, những người thường xuyên ăn đêm có thể khiến lượng đường trong máu tăng trung bình là 6,4%. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể bạn khó ổn định đường huyết, nguy cơ mắc tiểu đường có thể tăng lên.
Lời khuyên cho mỗi chúng ta là nên ăn 3 bữa đều đặn mỗi ngày, không nên ăn đêm và bổ sung những thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.
2. Bổ sung ngũ cốc
Ngũ cốc là 1 trong những thực phẩm chúng ta nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng kiểm soát đường huyết, tránh các biến chứng.
Để duy trì chỉ số đường huyết ổn định, chúng ta không nên sử dụng ngũ cốc trong bữa chính. Thay vào đó, hãy duy trì thói quen uống ngũ cốc ít đường hoặc không đường. Nếu kết hợp ngũ cốc với trái cây sấy khô hay các chất tạo ngọt, khả năng đường huyết tăng vọt là rất lớn. Vì vậy, bạn cần chú ý điều này để không mắc sai lầm ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Tập thể dục đều đặn
Chúng ta không cần bàn cãi về tác dụng to lớn của việc tập thể dục đối với sức khỏe con người. Đây là thói quen bổ ích, tác động tích cực tới cơ thể mỗi chúng ta. Theo nhiều nghiên cứu, tập thể dục thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ tử vong sớm vì mọi nguyên nhân. Bởi vậy, chúng ta cần đề cao thói quen vận động dù hàng ngày công việc có bận rộn ra sao.
Đặc biệt, tập thể dục còn giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu. Khi hoạt động, tế bào cơ của chúng ta cần năng lượng để làm việc. Lúc này chúng sẽ tiêu thụ đường để tạo ra năng lượng nên mức đường huyết có thể hạ xuống. Không chỉ vậy, khi tập thể dục, sự nhạy cảm insulin cũng tăng lên đáng kể.
Nhiều chuyên gia còn khuyên những bệnh nhân mắc đái tháo đường nên vận động thường xuyên. Họ nên đi bộ 30 phút mỗi ngày và duy trì thói quen này 3-4 lần/tuần để cải thiện bệnh tật.
Bệnh tiểu đường có thể đến với bất cứ người nào, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tuổi thọ của chúng ta. Bởi vậy, thay vì duy trì những thói quen tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới chỉ số đường huyết trong cơ thể, chúng ta hãy duy trì 3 thói quen lành mạnh trên.
Theo Sohu
Tổ Quốc