Không phải ăn ngon hay dùng thực phẩm bổ sung, đây mới là điều bất kì ai cũng cần làm ngay cho bố mẹ mình
Nhiều người nghĩ rằng cha mẹ được ăn ngon, dùng nhiều thực phẩm bổ sung cho người lớn tuổi như sâm nhung, yến sào, đông trùng hạ thảo... là sẽ tốt. Thực tế thì sao?
- 12-08-2021Cụ bà 92 tuổi minh mẫn quản lý tiền bạc rất cẩn thận "khoản nào ra khoản đấy" khiến cộng đồng mạng nể phục
- 12-08-2021Chuyên gia nội thất gợi ý 5 cách đơn giản giúp bạn mang cả thiên nhiên vào không gian sống, vừa thẩm mỹ vừa hợp phong thủy
- 12-08-2021Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh
Nếu như trong cuộc sống bận rộn thường ngày, có đôi khi chúng ta vô tình không chú ý đến cha mẹ mình thì đến mùa Vu Lan, cái tâm thức về lòng hiếu thảo và báo hiếu cha mẹ lại như được khơi dậy một cách sâu sắc.
Phải làm gì để báo hiếu cha mẹ? Câu hỏi này thực sự không có một đáp án duy nhất mà nó tùy thuộc vào mỗi gia đình. Lòng hiếu thảo là vô cùng nhưng tựu chung phận con cái ai cũng chỉ mong cha mẹ mình khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật và có cuộc sống vui vẻ an hưởng tuổi già.
Nhiều người nghĩ rằng cha mẹ được ăn ngon, dùng nhiều thực phẩm bổ sung cho người lớn tuổi như sâm nhung, yến sào, đông trùng hạ thảo... là sẽ tốt. Thực tế, ăn uống, bổ sung dưỡng chất cho người có tuổi là việc có lợi nhưng quan trọng là phải được bồi bổ đúng cách, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người có tuổi thường có dạ dày yếu, tiêu hóa kém, hấp thu chậm... Vì vậy, việc ăn uống nếu quá đà thậm chí còn dẫn đến tác hại nhiều hơn.
Muốn cha mẹ khỏe mạnh, việc bạn cần làm hàng ngày là để ý những thay đổi của cha mẹ để sớm phát hiện bệnh tuổi già ( bệnh lão khoa ) mà cha mẹ có thể mắc phải.
Bệnh tuổi già dùng để chỉ những bệnh liên quan đến quá trình lão hóa và có những đặc điểm riêng khi về già. Những người trong độ tuổi từ 45 đến 59 được coi là "tiền già" hoặc "sớm về già", từ 60 đến 89 là già và những người trên 90 tuổi là sống thọ.
Người già không chỉ mắc nhiều bệnh hơn người trẻ mà còn có những đặc điểm riêng. Nguyên nhân chính là do sau khi bước vào tuổi già, cấu trúc cơ thể con người già đi, chức năng của các cơ quan dần bị suy giảm, sức đề kháng của cơ thể suy yếu dần, khả năng vận động bị giảm sút...
4 nhóm bệnh phổ biến ở người có tuổi bao gồm:
1. Đột quỵ
Mặc dù ngày nay căn bệnh đột quỵ được khuyến cáo là có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhìn chung, người già vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý mạch máu não gây nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi. Khi bệnh xảy ra, người bệnh sẽ mất kiểm soát, không thể nói hoặc đi lại trong một thời gian ngắn, nếu không được điều trị kịp thời người cao tuổi sẽ bị liệt, và trong trường hợp nghiêm trọng sẽ gây chết não.
Nói chung, những người cao tuổi lười vận động, có hàm lượng cholesterol cao, ăn uống nhiều dầu mỡ rất dễ phát triển bệnh này. Bởi vậy, người nhà cần nhắc nhở người cao tuổi có lối sống lành mạnh, chú ý nhiều hơn trong ăn uống và sinh hoạt
Những người cao tuổi bị đột quỵ nhẹ có thể được chữa khỏi bằng cách tập luyện phục hồi chức năng kịp thời. Tuy nhiên, hầu hết người cao tuổi không thể tự đi lại sau khi bị đột quỵ, và có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân.
2. Tăng huyết áp
Người cao tuổi thường không ổn định về cảm xúc hoặc không chú ý đến chế độ ăn uống rất dễ mắc bệnh cao huyết áp . Nếu người cao tuổi không chú ý đến diễn biến của huyết áp, hoặc không tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, huyết áp tăng cao sẽ gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu não, liệt nửa người, xuất huyết não, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng.
Để phòng ngừa tăng huyết áp, mỗi nhà nên có sẵn máy đo huyết áp điện tử ở nhà để thuận tiện cho việc theo dõi huyết áp của các thành viên trong gia đình, kịp thời phát hiện sự thay đổi của huyết áp. Ngoài ra, cần thường xuyên nhắc nhở người cao tuổi uống thuốc đúng giờ để duy trì huyết áp ổn định.
3. Bệnh tiểu đường
Không chỉ người già, một số người trung niên béo phì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường . Đường huyết của người bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, đường huyết quá cao có thể dẫn đến đột quỵ, đường huyết quá thấp, não thiếu glucose, trong thời gian ngắn sẽ xảy ra hiện tượng chết não.
Vì vậy, ngoài việc kiểm soát chế độ ăn thông thường và ăn ít đồ ngọt, người bệnh tiểu đường còn phải theo dõi đường huyết và duy trì đường huyết ở mức bình thường, có lợi cho sức khỏe. Cũng như theo dõi huyết áp, nhà có người già nên có sẵn máy kiểm tra đường huyết để theo dõi sức khỏe. Đặc biệt, nếu trong gia đình đã có người bị tiểu đường thì càng không thể thiếu thiết bị kiểm tra sức khỏe này.
4. Bệnh xương khớp
Người già lười vận động, trao đổi chất chậm, dễ bị hoại tử xương khớp, dẫn đến u xương. Triệu chứng ban đầu của bệnh này là sưng khớp và có tiếng cọ xát khớp khi đi lại. Vì nó giống với bệnh loãng xương nên hầu hết người cao tuổi sẽ bỏ qua. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây teo cơ và không thể đi lại bình thường. Người cao tuổi thường cần vận động nhiều hơn như đi bộ chậm, tập Thái Cực Quyền... không chỉ để tăng cường thể chất mà còn giúp xoa dịu cơ thể và tinh thần.
Tóm lại, 4 căn bệnh nêu trong bài là người cao tuổi thường gặp nhất, một khi mắc bệnh không chỉ bản thân họ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của con cháu trong nhà. Vì vậy, muốn cha mẹ khỏe mạnh thì con cháu phải giúp cha mẹ hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt và ăn uống.
Pháp luật và bạn đọc