Không phải các ‘ông vua’ dầu mỏ, vì sao thị trường này mới là nơi Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất trong năm 2023?
Giá nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam đã giảm gần 21% so với cùng kỳ năm 2022.
- 08-02-2024Giá xăng giảm mạnh trong ngày 29 Tết, RON 95 về mốc 23.000 đồng/lít
- 08-02-2024'Ông trùm' xe tải tại Việt Nam giới thiệu mẫu SUV mới cực đỉnh: ngang cỡ Hyundai Santa Fe, giá dự kiến chỉ từ 500 triệu đồng
- 08-02-2024Đây là kho báu trời ban cho Việt Nam được Thái Lan tích cực đổ tiền mua: giá rẻ bèo, xuất khẩu tăng gần 400% trong năm 2023
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 12, Việt Nam nhập khẩu gần 670 nghìn m3 xăng dầu, tương ứng hơn 526 triệu USD, tăng 10,3% về lượng và tăng 3,3% về giá trị so với tháng 11/2023. So với cùng kỳ năm 2022, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tháng này vẫn tăng 31,5% về lượng và tăng 27% về giá trị.
Tính chung 12 tháng năm 2023, Việt Nam nhập khẩu hơn 10 triệu m3 xăng dầu, tương đương 8,4 tỷ USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 1,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá xăng dầu nhập khẩu bình quân 12 tháng đầu năm ở mức 829 USD/m3, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét về thị trường, trong năm 2023, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia là ba nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam, chiếm hơn 81% tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.
Đối với Hàn Quốc, trong tháng 12, Việt Nam nhập khẩu của Hàn Quốc 225.790 m3 xăng dầu, trị giá hơn 174,8 triệu USD, tăng 37,2% về lượng và tăng 29,4% về kim ngạch. Tính chung 12 tháng, Việt Nam đã chi trên 3,21 tỷ USD để nhập hơn 3,9 triệu m3 xăng dầu, tăng 20,1% về lượng nhưng giảm 6,08% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, chiếm tỷ trọng hơn 38% trong tổng lượng kim ngạch nhập khẩu.
Bình quân giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 821 USD/m3, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Lí do khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia cung cấp xăng dầu nhiều nhất cho Việt Nam là nhờ ưu đãi thuế 10% nhận được từ hiệp định thương mại Việt Nam- Hàn Quốc. Mức thuế này thấp hơn đáng kể so với mức thuế MFN 20% (thuế áp dụng đối với hàng hóa từ các nước thành viên WTO).
Đứng thứ hai là thị trường Singapore, chiếm gần 22% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu trong năm 2023, đạt 2,2 triệu m3, trị giá 1,81 tỷ USD, tăng 45,6% về lượng và tăng 26,4% về kim ngạch; riêng tháng 12/2023 nhập khẩu đạt 136.986 m3, trị giá 114,76 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng 22,2% về trị giá.
Thị trường xếp thứ ba trong cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại của Việt Nam là Malaysia, nhập khẩu mặt hàng này đạt 1,9 triệu m3, trị giá 1,57 tỷ USD, tăng 37,4% về lượng và 21,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Malaysia chiếm 18-19% tỷ trọng trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu trong năm 2023.
Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập nhiều dầu thô vì phải đáp ứng đủ đầu vào cho 2 nhà máy lọc dầu trong nước, gồm Dung Quất và Nghi Sơn. 80% dầu thô phục vụ cho 2 nhà máy này đến từ nguồn nhập khẩu, còn xăng dầu thành phẩm vẫn cần nhập thêm khoảng 30% mới đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Thực tế, dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu sẽ sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hoả, mazut... và các sản phẩm hóa dầu khác.
Mỗi nhà máy lọc dầu được thiết kế công nghệ sử dụng loại dầu thô khác nhau. Chẳng hạn, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu từ vùng vịnh, loại dầu khai thác trên sa mạc, đá phiến.Còn Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để tiêu thụ dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ.
Do phụ thuộc lớn, nên hoạt động nhập khẩu xăng dầu cũng chịu sự tác động mạnh khi thế giới biến động, đặc biệt là về giá.
Nhịp sống thị trường