Không phải chứng khoán hay bất động sản, đây mới là tài sản được săn đón bậc nhất tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
Nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ vàng số một thế giới không có dấu hiệu giảm nhiệt.
- 01-02-2024Cám cảnh du học sinh Trung Quốc: Bố mẹ hết tiền, các ‘cậu ấm cô chiêu’ từ ăn chơi xa xỉ, mua xe sang giờ phải đi giao hàng, rửa chén, làm đủ mọi nghề để đóng tiền học
- 01-02-2024Nhật Bản mãi ‘đỉnh’: Không muốn sa thải hàng loạt như Google, Facebook, tập đoàn Hitachi và Sony cho nhân viên kiêm nhiệm lẫn nhau để đảm bảo thu nhập
- 01-02-2024'Đối thủ' của ông Putin đăng ký tranh cử tổng thống Nga
Các nhà đầu tư và hộ gia đình Trung Quốc đã mua vàng như một kênh trú ẩn khỏi sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán và bất động sản.
Theo báo cáo hàng quý của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Trung Quốc là điểm sáng chính trên toàn cầu về đầu tư vào trang sức vàng trong năm 2023.
Cùng với nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương, nhu cầu của Trung Quốc đã giúp đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục vào tháng 12/2023 và giữ giá ở mức trên 2.000 USD (48 triệu VND)/troy ounce trong đầu năm nay.
Nhu cầu đầu tư của Trung Quốc đối với vàng, bao gồm vàng miếng, đồng xu và quỹ giao dịch trao đổi, đã tăng 28% lên 280 tấn. Tiêu thụ trang sức của nước này đã tăng 10% lên 630 tấn vào năm ngoái, ngay cả khi nhu cầu toàn cầu không thay đổi.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm hơn 20% trong năm ngoái, trong khi tổng doanh số bán nhà mới của các chủ đầu tư bất động sản lớn nhất đất nước trong tháng 12 đã giảm 35% so với một năm trước đó.
Theo chuyên gia phân tích Colin Hamilton của BMO, các nhà đầu tư Trung Quốc phải đắn đo nên đặt số tiền tiết kiệm khổng lồ mà họ đã tích lũy được trong đại dịch Covid-19 vào đâu. “Vàng trở thành kênh đầu tư an toàn của người dân Trung Quốc khi họ còn lo ngại về tình trạng giảm phát và thu nhập bất định”, ông nói.
Adrian Ash, giám đốc nghiên cứu tại BullionVault – một dịch vụ đầu tư kim loại quý trực tuyến, cho biết: “Nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ vàng số một thế giới không có dấu hiệu giảm nhiệt”.
Theo FT
Nhịp Sống Thị Trường