Không phải cứ gắn bó lâu là trở nên thân thuộc, người trung niên muốn không bị dịch bệnh đào thải phải nhớ kỹ 4 điều này: Công ty không phải là nhà, lãnh đạo không bao dung như cha mẹ
Tuổi “trung niên” tưởng chừng đây là độ tuổi sẽ ổn định và phát triển nhấ đời người. Nhưng với nhiều người, khủng hoảng tuổi trung niên có thể khiến họ gục ngã, mất phương hướng, nhất là trong tình hình bệnh dịch hiện tại.
- 05-05-2020Cách sống thông minh cho người thời đại này: Bận, nhưng có giá trị; nhàn, phải có phẩm vị!
- 05-05-2020Hai thái cực 'giết chết' tiền đồ của bạn ở nơi công sở: Hoặc sợ sếp, hoặc tự tin thái quá
- 05-05-2020Do dự khiến bạn luôn chậm chân trước thời cơ: Người quyết đoán không phạm phải 4 sai lầm đánh cắp sự tự tin, hạn chế năng lực thành công này
Lão Vương một nhân viên công ty năm nay 48 tuổi, đã gắn bó với công ty 20 năm rồi. Đột nhiên, hai ngày trước anh ấy nhận được một lá thư từ bộ phận nhân sự của công ty, yêu cầu anh đến phòng nhân sự từ chức. Vì dịch bệnh, công ty làm ăn thua lỗ, nên phải tinh giảm nhận sự công ty, tập trung nhất vào đội ngũ nhân viên trung tuổi, năng suất công việc kém, không có sức cạnh tranh.
Bất ngờ nhận được yêu cầu đó, Lão Vương rất sốc. Con trai anh đang học cấp 3, vợ anh đang mang bầu đứa thứ hai và bố mẹ anh thì đã già thường xuyên phải vào bệnh viện. Giờ đột nhiên công ty yêu cầu như vậy, Lão Vương đã rơi vào thế bị động.
Anh ấy không biết phải làm thế nào sau khi nghỉ việc với số tiền đền bù hợp đồng ít ỏi. Vì công việc trước đây đều đặn và ổn định nên Lão Vương dường như không có sự chuẩn bị gì cho tương lai. Chính vì vậy, khi rơi vào tình huống này Lão Vương đã mất phương hướng và áp lực cuộc sống càng đè nặng lên vai anh.
Những người trong độ tuổi trung niên họ thường chủ quan, rất ít người có sự chuẩn bị kĩ càng hoặc không có kế hoạch chủ động cho tương lai. Vì thế, khi rơi vào những cuộc khủng hoảng như Lão Vương nhiều người đã bị đánh bại hoàn toàn. Để chuẩn bị thật tốt để đối mặt với cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, bạn nhất định phải nhớ 4 điều này:
Cần hiểu rõ về cuộc khủng hoảng tuổi trung niên
Khủng hoảng tuổi trung niên là cuộc khủng hoảng xảy ra ở độ tuổi từ 30, tuy nhiên phổ biến hơn ở các đối tượng từ 35-50 tuổi. Nhiều người ở độ tuổi này đối mặt với việc thất nghiệp do nhảy việc hoặc bị sa thải sau những chính sách đào thải nhân viên tại công ty cũ hoặc biến cố bất ngờ như dịch bệnh lần này. Nhiều người càng khó khăn hơn khi họ vô tình quên đi cuộc khủng hoảng này sẽ xuất hiện vào thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.
Ở tuổi trung niên, họ đối diện với nhiều khó khăn trong công việc:
- Thứ nhất về sự cạnh tranh với nhân viên mới, nhân viên trẻ về tay nghề, kĩ năng làm việc. Chắc chắn những nhân viên mới ở độ tuổi 24, 25 sẽ năng động, sự cập nhật các kĩ năng, kĩ thuật làm việc tốt hơn những nhân viên cũ.
- Thứ hai chính là xuất phát từ những mối lo về kinh tế trong cuộc sống, khiến nhiều người liều mình bỏ công ty cũ để tìm một công việc mới với hy vọng có thể kiếm được công việc lương cao hơn. Tuy nhiên, nếu không phải người có năng lực xuất sắc, thương hiệu cá nhân trong công việc nổi bật, ở độ tuổi này nhảy việc là điều hết sức mạo hiểm.
Thứ ba chính là tâm lý muốn đào thải của nhà lãnh đạo với những nhân viên “già”, không có đủ năng lực và năng suất làm việc hiệu quả.
Công ty không phải là nhà, lãnh đạo không bao dung như cha mẹ
Tất cả các mối quan hệ trong công ty đều dựa trên lợi ích, lợi nhuận. Việc sếp thuê bạn để làm việc sinh lợi nhuận cho họ. Ngược lại, chúng ta đi làm thì sẽ được trả lương. Dù cho bạn có làm 5 năm, 10 năm hay 20 năm đi chăng nữa. Một khi bạn đã không mang lại lợi ích như công ty yêu cầu thì chắc chắn sẽ có người làm việc tốt hơn bạn thay thế.
Và chắc chắn không có việc vì bạn gắn bó, trung thành với công ty nhiều năm họ vẫn trọng dụng dù bạn không được việc. Đừng tự cho rằng mọi thứ khi cùng trải qua một thời gian dài đều là “thân thuộc”. Ở nhà, dù các bạn có phạm sai thì cũng sẽ được bố mẹ châm chước, tha thứ. Nhưng ở công ty thì không có chuyện đó.
Khi làm sai chắc chắn bạn sẽ phải trả giá bằng lợi ích của bản thân. Lãnh đạo không thể châm trước cho bạn vì cả công ty hoạt động như từng chuỗi mắt xích kết hợp với nhau. Vì thế, chỉ cần một sơ suất, sai lầm nhỏ cũng có thể khiến cả một công ty lao đao.
Cố gắng dành thời gian học tập và nâng cao bản thân
Nâng cao bản thân, tích lũy lĩnh vực chuyên nghiệp dù người trẻ hay trung niên chưa bao giờ là thừa. Càng có nhiều kĩ năng, nhiều kiến thức trong tay bạn càng có nhiều cơ hội tồn tại. Trau dồi được lĩnh vực chuyên nghiệp không cần bạn phải lên làm chức lớn.
Đơn giản hãy làm chủ lĩnh vực mà bạn có lợi thế, có khả năng học tập và làm thành thạo. Khi người khác nhắc đến lĩnh vực đó không bao giờ quên nhắc đến bạn, khi đó bạn đã xây dựng được thương hiệu, tiếng nói của bản thân và quan trọng bạn đã tự tạo được điểm đặc biệt và khả năng không thể thay thế của mình tại công ty.
Cách chuẩn bị đối mặt với khủng hoảng
Khủng hoảng là điều chẳng ai mong muốn nó đến với mình. Nhưng cuộc sống, luôn có nhiều rủi ro không hề báo trước. Muốn tồn tại, bạn chỉ có thể chuẩn bị để lường trước mọi tình huống xấu nhất trước khi nó xảy ra.
Đầu tiên, hãy nỗ lực nhất có thể trước khi bạn bước vào tuổi trung niên:
Hãy nỗ lực hết sức mình những ngày trẻ, cố gắng học hỏi, làm việc học tập kinh nghiệm từ những việc mình đã làm và cả từ người khác. Học tập, trau dồi thường xuyên chính là cách bạn làm nền tảng của mình vững chắc hơn mỗi ngày. Có những kinh nghiệm, sự chuẩn bị và nền tảng khi còn trẻ việc đối mặt trải qua khủng hoảng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Thứ hai, chuyển đổi ngành mà bạn có thể phát huy khả năng của mình
Con người chúng ta không thể làm hoàn hảo tất cả mọi việc. Thay vì mất thời gian, công sức cố gắng làm những việc không phải thế mạnh, không có kết quả thì hãy tập trung vào phát triển thế mạnh của bạn để nhận thành công. Đây chính là bước nhảy quan trọng giúp củng cố thêm sự nghiệp và tay nghề của bạn.
Thứ ba, tranh thủ tạm ứng để đầu tư
Dù bạn đang trong bất kì độ tuổi nào cũng nên suy nghĩ về việc đầu tư. Đầu tư ở đây không cứ phải chi số tiền lớn đầu tư vào công ty hay các dự án lớn. Đơn giản khi có đủ khả năng dự tính bạn có thể tạm ứng đầu tư một căn nhà để làm tài sản của riêng mình hoặc bắt đầu bằng việc kinh doanh nhỏ...
Tranh thủ dự tính kế hoạch và tạm ứng đầu tư khi có khả năng giúp bạn có thêm nguồn thu nhập và đây cũng là cách tốt nhất bạn có thể sở hữu tài sản riêng dự phòng được những rủi ro trong tương lai.