Không phải IT, ngành học đào tạo ở Việt Nam đang thiếu 3 triệu nhân sự: Là xu thế của thời đại, thu nhập trung bình 50 triệu đồng/tháng
Để theo học ngành này, bạn cần đạt trung bình hơn 9,3 điểm/môn. Dẫu điểm tuyển sinh cao song đây lại là một ngành học có cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi ra trường.
- 18-05-2024Ngành học được nhiều sĩ tử thích mê nhưng phụ huynh thì "chê ỏng chê eo" vì lo con đã vất vả lương còn bèo bọt
- 18-05-2024Một ngành học đang thiếu tới 195.000 nhân sự, không bao giờ sợ lỗi thời và thu nhập cao nhất lên đến 100 triệu/tháng
- 14-05-2024Những ngành học được phụ huynh rất mê nhưng thực tế đã "bão hòa", nguy cơ thất nghiệp cao kể cả học trường top
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2023, gần 30 ngành học có điểm chuẩn trên 28 điểm, tức trung bình hơn 9,3 điểm/môn mới đỗ. Một ngành học khá mới và nhận được nhiều sự quan tâm là An toàn không gian số - Cyber security. Hiện nay ở nước ta, ĐH Bách khoa Hà Nội là cơ sở giáo dục đầu tiên đào tạo chuyên ngành này.
Ngành An toàn không gian số học gì?
Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu tuyển sinh ngành An toàn không gian số vào năm học 2021-2022. Đây là chương trình mới - đầu tiên tại Việt Nam ở bậc Đại học - định hướng đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực An toàn Không gian số.
Nhằm đào tạo các chuyên gia trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của Công nghiệp 4.0, 100% môn học của ngành này được dạy bằng Tiếng Anh, với hệ thống bài thí nghiệm và thực hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức liên quan đến mật mã ứng dụng, an toàn phần mềm và hệ thống, phân tích mã độc, phòng chống tấn công mạng, điều tra số, an ninh sinh trắc học, các kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành…
Với những kiến thức kể trên, sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại các bộ phận vận hành, quản trị mạng an toàn, tham gia ứng cứu sự cố hay điều tra phân tích tại các tập đoàn đa quốc gia, các ngân hàng, cơ quan và tổ chức nhà nước.
Người học còn có thể làm việc tại các bộ phận phát triển phần mềm, cung cấp dịch vụ số an toàn cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện thành công Chiến lược An ninh mạng quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số.
Bên cạnh đó, tiềm năng khởi nghiệp, phát triển các ứng dụng tích hợp, chế tạo thiết bị phát hiện, ngăn chặn và phòng chống tấn công xâm nhập mạng, tấn công mã độc, đảm bảo an ninh phần mềm và hệ thống thông tin cũng rất rộng mở.
Để theo học ngành học này, không phải điều đơn giản. Mỗi năm, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành chỉ khoảng 40 sinh viên. Chính vì thế, điểm chuẩn dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT luôn ở ngưỡng cao, năm 2021 và 2023 lần lượt là 27,44 và 28,05 điểm. Riêng năm 2022, ngành này không sử dụng phương phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Sự ra đời của Luật An toàn thông tin mạng; Luật An ninh mạng; Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Đề án 99 về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin của Chính phủ trong thời gian qua là minh chứng rõ nét cho hành động quyết liệt của Chính phủ trong lĩnh vực An toàn thông tin. Những chủ trương, chính sách của Nhà nước đã phản ánh được phần nào nhu cầu xã hội trước những thách thức về bảo mật thông tin và an ninh mạng.
Theo khảo sát năm 2020 của tổ chức Chứng chỉ bảo mật hệ thống thông tin quốc tế, dù lực lượng nhân sự an toàn thông tin thế giới tăng 25% trong năm 2020 với 3,5 triệu người, nhưng tính trên phạm vi toàn cầu vẫn thiếu hơn 3 triệu chuyên gia bảo mật.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Theo thống kê của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), tổng số nhân sự trong lĩnh vực an ninh mạng Việt Nam năm 2023 là 3.600. Tỉ lệ tăng trưởng 11,6% so với năm 2022 cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu bảo mật của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trước những tấn công ngày một tăng trong thời đại số.
Cũng tại hội nghị cấp cao Lãnh đạo CNTT và ATTT 2022, do Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, đại diện nhiều tổ chức, doanh nghiệp, trong đó có những ngân hàng lớn cũng thừa nhận thiếu nhân lực an toàn thông tin, dẫn đến khó triển khai các giải pháp an toàn thông tin mới.
Mặt khác, với mục tiêu đưa Việt Nam thành cường quốc an toàn thông tin mạng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ra thế giới, lực lượng nhân sự lĩnh vực an ninh thông tin đang thiếu hụt khá nghiêm trọng.
Điều này cho thấy cơ hội việc làm của sinh viên học ngành An toàn không gian số luôn luôn rộng mở và cần thiết cho xã hội.
Theo báo cáo của TopDev - nền tảng tuyển dụng chuyên IT tại Việt Nam, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng và phát triển thương hiệu tuyển dụng cho các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước; thống kê về thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin năm 2023 có nêu: Kỹ sư trong vị trí An toàn bảo mật có mức thu nhập trung bình khoảng 45 triệu đồng/tháng. Mức lương này chỉ đứng sau các vị trí như Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu.
Đặc biệt, cũng theo báo cáo này, vị trí chuyên gia An ninh mạng có thể nhận được mức trung bình là 50 triệu đồng/tháng, vượt trội so với hầu hết các vị trí khác.