Không phải ô tô xa xỉ, đâu là mặt hàng chiếm 93,8% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá sau 7 tháng?
7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất cao nhất với con số ước đạt 168,3 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
- 29-07-20235 thành phố trực thuộc tỉnh có mật độ dân số cao nhất Việt Nam
- 26-07-2023Từ khi bước vào “dân số vàng” đến nay, Việt Nam vượt ngưỡng thu nhập thấp, tăng trưởng GDP đạt 6,1%/năm, còn quy mô kinh tế thay đổi thế nào?
- 20-07-2023Sau 20 năm, GDP bình quân các nước láng giềng Việt Nam đều tăng hơn 10 bậc trên thế giới: Lào tăng 18 bậc, Trung Quốc tăng 40 bậc, Việt Nam thì sao?
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 27,53 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 168,3 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 43,9%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,9%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 11,2 tỷ USD, chiếm 6,2%.
Nếu như những năm trước đây, việc nhập khẩu hàng hoá gia tăng gây nên nhiều lo ngại thì những tháng qua, việc nhập khẩu hàng hoá tăng là tín hiệu rất đáng mừng. Bởi nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu, trong thời gian qua cơ cấu này tương đối ổn định và không có biến động, khi nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao trong nhập khẩu là tư liệu sản xuất. Cụ thể gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; vải các loại; nguyên phụ liệu dệt may, da giày và nhóm hàng nhiên liệu như xăng dầu, than, dầu thô, than đá...
Mặc dù nhập khẩu tăng cao, nhưng nếu phân tích kỹ, nhập khẩu vẫn tập trung vào nhóm nguyên nhiên vật liệu, tư liệu sản xuất, khi nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đủ và với bối cảnh đang có những tín hiệu tích cực về phục hồi cầu tiêu dùng tại các thị trường các nước phát triển thì nhu cầu đầu vào gia tăng phục vụ sản xuất các đơn hàng xuất khẩu cho giai đoạn tới là phù hợp.
Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 58,6 tỷ USD. Đây cũng là thị trường cung cấp chính các mặt hàng nguyên nhiên phụ liệu cho doanh nghiệp Việt Nam để phục vụ sản xuất, xuất khẩu hàng hoá và tiêu dùng nội địa.
Kết quả nhập khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung thời gian qua cho thấy các giải pháp xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu đã mang lại hiệu quả nhất định, sau một thời gian dài từ cuối năm ngoái đến nay, hoạt động này gặp nhiều khó khăn. Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất nhập khẩu. Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ như đẩy mạnh đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN).
Cụ thể, quyết liệt đột phá vào các thị trường mới, nơi có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mêxico và Indonesia; thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunay). Ngoài ra, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA. Từ đó không chỉ gia tăng cao cơ hội xuất khẩu mà cả nhập khẩu hàng hoá chất lượng cao về sản xuất.
Công Thương