MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không thải độc đúng giờ, các cơ quan nội tạng sẽ chìm trong ‘bùn lầy’, thậm chí nát bấy: 9 khung giờ vàng thải độc nếu muốn sống không bệnh tật

17-11-2021 - 10:29 AM | Sống

Không thải độc đúng giờ, các cơ quan nội tạng sẽ chìm trong ‘bùn lầy’, thậm chí nát bấy: 9 khung giờ vàng thải độc nếu muốn sống không bệnh tật

Đừng để các cơ quan nội tạng hỏng nát chỉ vì thói quen sinh hoạt bừa bãi và quên nguyên tắc thải độc đúng với khung giờ vàng theo lời dạy trong Đông Y.

Mỗi cơ quan sẽ có khung giờ thải độc khác nhau. Vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên chúng ta nên sinh hoạt phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể.

Để khỏe mạnh, cơ thể cần được nghỉ ngơi đầy đủ và chức năng thải độc cần hoạt động bình thường. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh thì bạn cần nắm bắt được những khung giờ vàng thải độc cho cơ thể.

Chức năng thải độc hoạt động kém sẽ khiến cho độc tố tích tụ bên trong cơ thể, da bị xỉn màu, dễ nổi mụn… Do đó, việc nắm bắt được khung giờ các cơ quan thải độc rất quan trọng.

Thời gian thải độc của ruột già (5-7 giờ sáng)

Khung giờ từ 5-7 giờ sáng là khung giờ quan trọng để ruột già thải độc. Nếu không được thải độc, cơ thể sẽ tích tụ độc tố gây mụn nhọt nổi trên da, thậm chí còn gây ra ung thư đại tràng. Vì vậy, bạn nên thức dậy trong khung giờ này để đi đại tiện đều đặn, tránh độc tố tích tụ nếu để quá lâu.

Nếu bị táo bón, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, bánh mì nguyên chất…. để tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, việc xoa bóp kinh tuyến ruột già cũng giúp việc đại tiện, hoạt động của ruột già tốt hơn.

Không thải độc đúng giờ, các cơ quan nội tạng sẽ chìm trong ‘bùn lầy’, thậm chí nát bấy: 9 khung giờ vàng thải độc nếu muốn sống không bệnh tật - Ảnh 1.

Thời gian thải độc của dạ dày (7-9 giờ sáng)

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa lớn nhất của con người với 3 chức năng chính: tiêu hóa, vận chuyển, lưu trữ thức ăn. Mỗi sáng, bạn nên tập tư thế quỳ để thở bụng giúp thúc đẩy lưu thông máu trong dạ dày, tăng trao đổi chất và chức năng tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, thực đơn bữa sáng cần được thay đổi thường xuyên, nên ưu tiên những thực phẩm như đậu phộng, óc chó, cà rốt, táo… Đây là những thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa.

Uống nước mật ong và trà đen buổi sáng rất tốt cho dạ dày. Đặc biệt, bạn cần giữ tâm trạng tốt và tránh các cảm xúc xấu như căng thẳng, lo lắng, gây đau quặn dạ dày.

Thời gian thải độc của tim (11-13 giờ)

Trái tim là bộ phận quan trọng, hoạt động không ngừng để bơm máu, dưỡng chất lên toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, trái tim còn là bộ phận điều khiển tất cả cơ quan trong cơ thể. Những thực phẩm như nhãn,… giúp nuôi dưỡng trái tim, lá lách.

Khung giờ từ 11-13 giờ là khung giờ cao điểm, tim đập nhanh nhất nên bạn cần hạn chế tập thể dục vào buổi trưa. Thay vào đó, bạn nên chợp mắt, nghỉ ngơi vào khoảng thời gian này. Điều này sẽ tốt cho việc thải độc tim.

Không thải độc đúng giờ, các cơ quan nội tạng sẽ chìm trong ‘bùn lầy’, thậm chí nát bấy: 9 khung giờ vàng thải độc nếu muốn sống không bệnh tật - Ảnh 2.

Thời gian thải độc của bàng quang và ruột non (13-17 giờ)

Khoảng thời gian từ 13 đến 17 giờ là thời gian bàng quang và ruột non làm việc. Ruột non giúp phân phối chất dinh dưỡng được tiêu hóa, gửi chất lỏng đến bàng quang, chất dinh dưỡng tới lá lách, chất thải tới ruột già. Vì vậy, ruột non là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Nếu không uống đủ nước, khả năng nhu động của ruột non giảm, việc phân phối kém hiệu quả. Để kích thích tuyến ruột non, bạn có thể tập một vài bài tập đơn giản như đá chân tại bàn,…..

Tất cả chất độc trong cơ thể đều phải qua bàng quang rồi thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Do đó, bạn nên uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, giúp bàng quang, ruột non hoạt động tốt hơn.

Thời gian thải độc của thận (từ 17-19 giờ)

Thận bị tích tụ nhiều độc tố khiến mặt bị phù, cơ thể bị trì trệ, mệt mỏi. Do đó, bạn cần tập thể dục để kích thích thận, tăng tốc độ thải độc của thận. Những động tác vặn vẹo cơ thể tác động vùng lưng eo giúp massage, kích thích thận hoạt động tốt hơn.

Thời gian thải độc màng ngoài tim (từ 19-21 giờ)

Màng ngoài tim là túi chứa chất lỏng bao quanh tim và rễ của các mạnh máu lớn. Màng ngoài tim cũng cần thải độc hiệu quả để tránh gây ngứa ran, tức ngực, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.

Bạn có thể vỗ vùng vai, khuỷu tay để màng ngoài tim thải độc tốt hơn, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra, vì ngón giữa tương ứng với màng ngoài tim nên việc xoa bóp ngón giữa giúp cơ thể dễ chịu hơn, tim hoạt động tốt hơn.

Không thải độc đúng giờ, các cơ quan nội tạng sẽ chìm trong ‘bùn lầy’, thậm chí nát bấy: 9 khung giờ vàng thải độc nếu muốn sống không bệnh tật - Ảnh 3.

Thời gian thải độc của hệ thống nội tiết và hệ bạch huyết (từ 21-23 giờ)

Trong khoảng thời gian này, bạn nên thư giãn, mát-xa cổ, bấm huyệt cực tuyền ở nách. Điều này rất hữu ích đối với việc thải độc hệ thống nội tiết và hệ bạch huyết.

Thời gian thải độc cho gan, mật (từ 23 giờ - 3 giờ sáng)

Gan cùng với thận là 2 bộ lọc quan trọng nhất của cơ thể. Trong thời gian gan hoạt động đào thải mạnh nhất, cơ thể người cần hoàn toàn thư giãn hoặc đang trong trạng thái ngủ say.

Tương tự, từ 1 giờ - 3 giờ sáng là thời gian thải độc mật, và cần được thực hiện trong giấc ngủ say.

Thời gian giải độc của phổi (từ 3 giờ - 5 giờ sáng)

Đây là khoảng thời gian phổi thực hiện quá trình đào thải chất độc trong phổi. Biểu hiện quá trình đào thải độc tố của phổi trong thời gian này là những cơn ho.

(Theo Đông Y/ Health)


Theo Ngọc Tú

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên