Không thể cứ nước bạn hắt xì lại giải cứu lợn, dưa hấu
ĐB tỉnh Lâm Đồng đánh giá, kỹ năng giải cứu từ thịt lợn đến hàng loạt nông sản thời gian qua đều không cho hiệu quả.
- 25-05-2017Những cuộc giải cứu nông sản… bất tận
- 24-05-2017Mải mê giải cứu lợn, gà vịt, trứng "doạ" "khủng hoảng"
- 22-05-2017Các cuộc ‘giải cứu’ nông sản Việt đã diễn ra như thế nào?
Thảo luận tổ chiều nay về kinh tế xã hội, ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) chia sẻ trăn trở xung quanh các câu chuyện giải cứu sản phẩm nông nghiệp.
"Nếu nhìn lại lịch sử giải cứu từ thanh long, dưa hấu, chuối, khoai lang rồi đến thịt lợn thì thấy kĩ năng giải cứu không khác nhau và không cho hiệu quả”, ĐB đánh giá.
Theo ông, TQ là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của nước ta, tác động sâu rộng đến nền kinh tế trong nước.
Do đó ĐB đề nghị cần có đánh giá sâu hơn vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường này, đặc biệt trong chiến lược xuất nhập khẩu và cách thức quản lý.
"Phải làm sao để chúng ta ít bị ảnh hưởng và ít bị động đối với những thay đổi chính sách của nước bạn. Lâu nay hầu như chỉ cần họ thay đổi một chính sách là chúng ta ảnh hưởng lớn. Không thể để mỗi lần nước bạn hắt hơi sổ mũi là chúng ta lại giải cứu như này. Tôi nghĩ cần có chiến lược quản lý rõ ràng hơn”, ĐB Nguyễn Văn Hiển phân tích.
Giải cứu không phải tiền lệ tốt
Phó bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Đặng Thế Vinh nên quan điểm, việc chung tay chia sẽ hỗ trợ tiêu thụ thịt lợn vừa qua là cần thiết, mang tính tình thế nhưng không nên coi đây là tiền lệ tốt, cần có giải pháp căn cơ hơn.
"Trong 6 giải pháp Chính phủ nêu, có 1 nội dung là đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhưng cứ cơ cấu rồi lại phải đi giải cứu. Vừa qua mới triển khai cứu trợ ngành chăn nuôi, còn các ngành khác thì sao?”, ĐB tỉnh Hậu Giang đặt câu hỏi.
ĐBQH Đặng Thế Vinh. Ảnh: Phạm Hải
Ông cũng lo ngại khi báo cáo cho biết sẽ tiếp tục triển khai khôi phục sản xuất, nhất là thủy sản sau sự cố môi trường theo hướng phát triển một số sản phẩm chủ lực có giá bán cao như tôm, cá tra.
”Nếu cứ giá cao lại phát triển, lại tập trung sản xuất thì sẽ khó tránh được mùa mất giá, có nguy cơ rủi ro như chăn nuôi lợn vừa qua”, ĐB phân tích.
Ông Vinh cho rằng dù nhà nước đang đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu nông nghiệp nhưng vẫn chưa có quy hoạch tổng thể ngành, đặc biệt dự báo về năng lực sản xuất, thị trường không sát.
ĐB Lê Thị Thu Hồng (Bắc Giang) cho rằng thời gian qua, tái cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp rất chậm, thành thử cứ tổ chức giải cứu hết đợt này đến đợt khác. Liệu tới đây có phải là ớt, cà chua? ”Trái cây chúng ta rất nhiều nhưng sao vẫn chi khoảng hơn 3.000 tỷ đồng nhập hoa quả. Như vậy có nghĩa là chúng ta thua ngay trên sân nhà. Nông nghiệp chúng ta cứ loay hoay thế này thì đến bao giờ mới khắc phục?”.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh giải thích, việc "giải cứu thịt lợn" là hệ quả đáng buồn của việc không quản lý tốt tổ chức sản xuất. Từ đầu năm 2016, Bộ đã gửi 11 văn bản nhắc nhở các địa phương về việc tăng đàn lợn trong khi xuất khẩu tiểu ngạch gặp khó, xuất khẩu chính ngạch chưa thể mở cửa với TQ do ta chưa bố được là không có dịch lở mồm long móng.
Bộ trưởng cho biết, đặc điểm mới đáng chú ý nhất của thương mại thế giới là gia tăng bảo hộ nội địa nên tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó khăn. Do vậy nếu không tổ chức sản xuất tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm thì dù có mở thêm thị trường...
Vietnamnet