MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khổng Tử: Nhìn thấu kẻ gian trá, đấng trượng phu khi kết giao, hợp tác nhờ 5 điểm mấu chốt này

25-06-2019 - 15:38 PM | Sống

Trông mặt mà bắt hình dong, nhưng con người, ai cũng có nhiều “khuôn mặt”, tự biết mình đã khó, biết người còn khó hơn.

Từ cổ chí kim, người xưa đã dạy "đường dài mới hay sức ngựa, sống lâu mới biết lòng người" hay "Hay nói chuyện thị phi chính là kẻ thị phi".

Khổng Tử cho rằng muốn phán đoán một người, hãy nhìn vào 5 điểm này:

1. Xem cách đối phương nhận thức về "lợi"

Khổng Tử nói: "Quân tử giảng đạo đức, tiểu nhân màng lợi ích."

Con người, ai cũng có xu hướng hướng đến lợi ích, nhưng cũng không thiếu những người coi nhẹ lợi ích, trọng chữ nhân, chữ nghĩa. Trong xã hội hiện đại, việc theo đuổi lợi ích cá nhân là quyền tự do của con người, nhưng nếu một người vì lợi ích mà có thể không cần đạo đức, bất chấp tình thân, bất chấp tất cả, vậy thì, những người như vậy tuyệt đối không được lại gần.

"Lợi ích" trước giờ luôn là thứ vũ khí sắc bén dùng để thử và biết lòng người.

Một người đứng trước lợi ích mà vẫn có thể tuân thủ các nguyên tắc và đạo đức, không coi thường mối quan hệ thân thiết, lấy đại cục làm trọng mới xứng đáng để kết giao.

Muốn nhìn thấu một người, đầu tiên, hãy học cách dùng chữ "lợi"!

Khổng Tử: Nhìn thấu kẻ gian trá, đấng trượng phu khi kết giao, hợp tác nhờ 5 điểm mấu chốt này - Ảnh 1.

2. Xem cách đối phương "hòa hợp" với mọi người

Khổng Tử nói: "Quân tử đối đãi công bằng, tiểu nhân kết bè kết cánh".

Kéo bè kéo phái là hầu hết thời gian, không nghĩ đến việc đi làm điều tốt mà chỉ biết đi đả kích, bài xích, cô lập những người chót mạo phạm đến họ.

Vì vậy, bất kể là ở nơi làm việc hay trong các tổ chức khác, nếu một người hòa đồng với mọi người thì đó nhất định là người thẳng thắn, vô tư, quang minh lỗi lạc.

Muốn nhìn thấu một người, việc thứ hai là xem họ "hòa đồng" với người khác ra sao.

3. Xem đối phương có giữ chữ tín không

Khổng Tử nói: "Nhân nhi vô ngữ, bất chi kì khả dã. Đại xa vô nhi. tiểu xa vô nguyệt, kì hà dĩ hành chi tai?", ý muốn nói, một người nếu không có chữ tín, liệu có thể làm được gì? Giống như xe không có bánh thì dựa vào đâu mà đi được?

Mốn nhận ra một người có đáng tin hay, không cần phải tiến hành trắc nghiệm hay quan sát quanh co, chỉ cần xem họ nói lời có giữ lời hay không, đối đãi với người khác liệu có giữ chữ tín hay không.

Một người có phẩm hạnh tuyệt đối không dễ dàng gì phản bội lại lời hứa, vứt bỏ đi chữ tín của mình, còn một người không có nguyên tắc hoàn toàn sẽ không chú ý đến mọi thứ xung quanh, luôn tự cho mình là trung tâm, tùy tiện phát ngôn, vì vậy, lời đã nói ra thường không làm theo được, chuyện đã hứa với người khác cũng chẳng thể hoàn thành.

"Tín", là đức hạnh cơ bản nhất của một con người. Người không giữ lời, nên tránh càng xa càng tốt.

Khổng Tử: Nhìn thấu kẻ gian trá, đấng trượng phu khi kết giao, hợp tác nhờ 5 điểm mấu chốt này - Ảnh 2.

4. Xem thái độ của đối phương khi đối xử với người thân

Khi được học trò hỏi về "hiếu", Khổng Tử nói: "Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kì lao, hữu tửu thực, tiên sinh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ?", ý muốn nói, con người khi đối xử với cha mẹ, điều khó nhất đó là giữ được thái độ vui vẻ hòa nhã.

Thực vây! Bất luận là ai, thông thường luôn là: tốt đẹp mang cho người ngoài, bao nhiêu bực tức đều mang về nhà.

Đây là một căn bệnh thường gặp ở con người, nhưng, một người có đạo đức tốt, ngay cả khi đối mặt với con cái hay cha mẹ cũng đều có thể giữ được thái độ đúng mực, ôn hòa.

Vì vậy, muốn nâng cao được cái đức, không chỉ đơn thuần là biết tiết chế, không nóng nảy với đồng nghiệp, cấp dưới hay bạn bè, quan trọng hơn là những lúc đối mặt với những người thân yêu nhất cũng có thể giữ được thái độ nhã nhặn và bình tĩnh.

Muốn thực sự hiểu một người, hãy xem cách anh ta đối xử với người nhà của mình.

Khổng Tử: Nhìn thấu kẻ gian trá, đấng trượng phu khi kết giao, hợp tác nhờ 5 điểm mấu chốt này - Ảnh 3.

5. Xem đối phương phản ứng ra sao sau khi phạm sai lầm

Khổng Tử nói: "Nhân chi quá dã, các vu kì đảng. Quan quá, tư tri nhân hĩ." Ý muốn nói sai lầm của một người và sai lầm của những loại người giống anh ta là như nhau, vì vậy, nhìn sai lầm của một người là có thể biết anh ta là người như nào.

Động vật tụ tập theo bầy, con người phân theo nhóm, người như nào phạm lỗi như vậy. Lúcbình thường, chúng ta rất khó có thể nhìn rõ một người, nhưng, khi một người phạm lỗi, ta tiến hành phân tích lỗi lầm này, ngược lại rất dễ có thể nhìn được bộ mặt thật của người đó.

Người bóng bẩy phạm lỗi vì không có nguyên tắc, kẻ giảo hoạt ngã vì lừa gạt, kẻ sĩ chính trực thường vì kháng cự lại cái ác mà chịu đả kích, người thuộc chủ nghĩa lý tưởng thường vấp váp vì sự ấu trĩ…

Sai lầm là cái gương phản ánh một con người, nhìn ra lỗi lầm là nhận biết được một người.

Con người là động vật có tính toán và biết cách giả vờ, con người không đơn giản như các loài khác, muốn hiểu được một người là chuyện không hề đơn giản. Tuy nhiên, mọi thứ đều để lại dấu tích, ngộ ra được 5 phương pháp trên, và bạn hoàn toàn có thể nhắm và xác định được người mà mình có thể gắn bó lâu dài trong cái thế giới sặc sỡ sắc màu này.

Theo Regina

Trí thức trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên