MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khu vực này bất ngờ thành nơi tăng trưởng xe điện cao nhất toàn cầu - Ông lớn chi tỷ USD để gia nhập, 4 quốc gia đua sát ván để thành 'vua sản xuất khu vực'

07-11-2023 - 07:06 AM | Thị trường

Đây là con số gây bất ngờ với nhiều chuyên gia quốc tế bởi đa phần đều có chung nhận định khu vực này có tốc độ phát triển xe điện khá thấp.

Khu vực này bất ngờ thành nơi tăng trưởng xe điện cao nhất toàn cầu - Ông lớn chi tỷ USD để gia nhập, 4 quốc gia đua sát ván để thành 'vua sản xuất khu vực' - Ảnh 1.

Một chiếc ô tô điện VinFast trên đường phố Hà Nội vào tháng 8/2023. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á hiện có một nhà sản xuất xe điện nội địa cạnh tranh với các ông lớn trên thị trường.

Giám đốc nhân sự người Malaysia, Zamir Noor, 35 tuổi, cho rằng thật tuyệt vời khi anh sở hữu một chiếc ô tô điện sớm hơn nhiều so với bạn bè mình – đặc biệt khi mới đây có một trạm sạc ngay bên cạnh phòng tập gym ở Kuala Lumpur, nơi anh có thể sạc chiếc Hyundai Ioniq 6 của mình trong lúc tập.

Tại Bangkok, nhân viên truyền thông người Thái Lan Sathapat Paethong, 35 tuổi cho biết anh tiết kiệm được 2/3 số tiền “nuôi” xe hàng tháng sau khi chuyển sang dùng chiếc Ora của GWM. Ở Bandung, Winardy Pranoto, 27 tuổi, cảm ơn trợ cấp của chính phủ Indonesia vì khuyến khích anh mua chiếc Wuling mini EV của mình.

Đông Nam Á đang trở thành “chiến trường” trị giá hàng tỷ USD cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xe điện (EV) khi các quốc gia đua nhau thu hút sự chú ý của các ông lớn bằng các chính sách như cung cấp nguyên liệu thô, giảm thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tăng trưởng gần 900%

Thái Lan đã thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc như BYD, Great Wall Motors; Malaysia có Volvo và Mercedes-Benz; Indonesia đang “quay cuồng” với Hyundai nhưng vẫn cố gắng bắt tay Tesla. Các chính phủ Đông Nam Á cũng đang gấp rút xây dựng chính sách, tạo điều kiện hoàn hảo để trở thành trung tâm sản xuất xe điện của khu vực.

Khu vực này bất ngờ thành nơi tăng trưởng xe điện cao nhất toàn cầu - Ông lớn chi tỷ USD để gia nhập, 4 quốc gia đua sát ván để thành 'vua sản xuất khu vực' - Ảnh 2.

Mẫu xe điện Ora Good Cat của GWM trưng bày tại triển lãm ô tô Bangkok vào năm ngoái.

Doanh số bán xe điện tăng nhanh tại khu vực này nhưng nhìn chung vẫn chỉ giới hạn ở tầng lớn trung-thượng lưu ở thành thị. Nhiều người dùng phổ thông vẫn không đủ khả năng chi trả mức giá khởi điểm khoảng 20.000 USD cho một chiếc xe điện.

Tuy nhiên, những tên tuổi lớn vẫn đặc biệt chú ý đến khu vực này với đất đai và lao động giá rẻ, cơ sở hạ tầng và thuế mềm – là những điều kiện cực kỳ hấp dẫn để xây dựng chuỗi cung ứng.

Theo Countpoint, nhu cầu về xe điện ở Đông Nam Á đã tăng mạnh trong quý II năm nay. Tổng doanh số tăng 894% so với cùng kỳ năm ngoái – cao nhất toàn cầu – do người tiêu dùng tại Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia thúc đẩy. Trong cùng thời gian, xe điện đã chiếm hơn 6% tổng doanh số bán xe du lịch trong khu vực, gần gấp đôi so với quý trước.

Những con số ấn tượng này cho thấy Đông Nam Á không hề tụt hậu so với các khu vực khác, khi các chính phủ chi hàng tỷ USD để tạo ra hệ sinh thái cần thiết hỗ trợ chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.

“Thách thức duy nhất đối với tôi là phạm vi di chuyển. Nếu bạn sắp hết pin và cần phải đi đâu đó ngay, bạn không thể làm điều đó. Phải mất ít nhất nửa giờ để sạc”, Sathapat nói.

Khu vực này bất ngờ thành nơi tăng trưởng xe điện cao nhất toàn cầu - Ông lớn chi tỷ USD để gia nhập, 4 quốc gia đua sát ván để thành 'vua sản xuất khu vực' - Ảnh 3.

Trạm sạc xe điện tại bang Selangor - Malaysia.

Tham Siew Yean, nhà kinh tế học và thành viên cấp cao của Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore cho biết việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc điện giải thích tại sao tốc độ tăng trưởng của thị trường xe điện trong khu vực lại “chậm hơn một chút” so với những nơi khác.

Nhưng đối với những người có đủ khả năng chi trả, đây được xem là thời điểm không thể tốt hơn để bỏ đi những chiếc ô tô sử dụng động cơ đốt trong.

Cuộc đua hấp dẫn cho ngôi vị "trung tâm sản xuất xe điện" của 4 cái tên

“Nếu nhìn vào thị trường ô tô Đông Nam Á chiếm khoảng 5% doanh số bán ô tô và sản xuất ô tô toàn cầu, doanh số xe điện tại đây mới chỉ chiếm khoảng 0,65 toàn cầu”, Putra Adhiguna, chuyên gia năng lượng của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) cho biết. Ông cũng dự báo tốc độ tiêu thụ xe điện tại đây có dấu hiệu chậm lại do giá của ô tô điện có sự khác biệt so với các khu vực như Mỹ, EU.

Tuy nhiên, dân số ngày càng tăng của Đông Nam Á với hơn 680 triệu người và tầng lớp trung lưu tăng mạnh mang lại nhiều cơ hội.

Khu vực này bất ngờ thành nơi tăng trưởng xe điện cao nhất toàn cầu - Ông lớn chi tỷ USD để gia nhập, 4 quốc gia đua sát ván để thành 'vua sản xuất khu vực' - Ảnh 4.

Khách tham quan mẫu BYD Atto 3 tại một sự kiện thương mại tại Bangkok hồi tháng 8/2023.

“Đúng là xe điện đắt hơn xe xăng nhưng bù lại chi phí vận hành thấp hơn và sự yên tĩnh”, Winardy - người dùng xe điện tại Bandung (Indonesia) cho hay. “Một số bị thu hút bởi khía cạnh ‘xanh’ nhưng đây chỉ là yếu tố phụ”.

Việc tăng lắp ráp nội địa, hoặc ít nhất trong khu vực có thể giúp xe điện rẻ hơn trong khi các chính phủ cũng sẽ nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng sạc và duy trì các hoạt động bền vững trong sản xuất pin xe điện.

“Tốc độ chuyển đổi xe điện tại Đông Nam Á phụ thuộc vào kế hoạch của các nhà sản xuất, chính sách của chính phủ và thái độ của người tiêu dùng”, Abhilash Gupta – nhà phân tích của Counterpoint Research, cho biết. Các nhà sản xuất xe điện đã nhanh chóng thành lập các địa điểm sản xuất lớn trong khu vực, tận dụng ưu đãi từ các chính phủ.

Các nhà sản xuất Trung Quốc, bao gồm BYD và GWM đã cam kết đầu tư ít nhất 1,44 tỷ USD vào cơ sở sản xuất của họ tại Thái Lan, nơi cam kết trợ cấp cho các nhà sản xuất xây dựng cơ sở sản xuất tại địa phương và khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi.

BYD đang bơm 495 triệu USD vào một cơ sở mới ở Thái Lan để sản xuất 150.000 ô tô hàng năm kể từ 2023, bao gồm cả xuất khẩu sang châu Âu. Sau khi đi vào hoạt động, cơ sở này sẽ phục vụ mục tiêu nâng thị phần xe điện của đất nước này lên 30% tổng lượng xe chở khách (hiện là 2,5 triệu xe) vào năm 2030.

Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, đang tận dụng trữ lượng nickel khổng lồ của mình để thuyết phục các nhà sản xuất xe điện – đặc biệt là Tesla – thành lập các cơ sở sản xuất pin. Tesla trong khi đó, chọn Malaysia để thành lập văn phòng đầu tiên tại Đông Nam Á mặc dù Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết các cuộc đàm phán đầu tư vẫn đang diễn ra với Elon Musk.

Riêng Malaysia tận dụng danh tiếng của mình như một trung tâm khu vực về chất bán dẫn – linh kiện quan trọng để sản xuất xe điện. Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Tengku Zafrul Aziz cho biết ít nhất 42 công ty Malaysia đã cung cấp linh kiện cho chuỗi sản xuất xe điện. Ông cho hay các nhà sản xuất Malaysia có thể sản xuất khoảng 1.400 trong số gần 4.000 bộ phận cần thiết để chế tạo một chiếc ô tô điện.

Khu vực này bất ngờ thành nơi tăng trưởng xe điện cao nhất toàn cầu - Ông lớn chi tỷ USD để gia nhập, 4 quốc gia đua sát ván để thành 'vua sản xuất khu vực' - Ảnh 5.

Công nhân đang lắp ráp pin tại nhà máy của VinFast ở Hải Phòng, Việt Nam.

Việt Nam có chút khác biệt trong cuộc đua này khi nổi lên một nhà sản xuất nội địa với tham vọng vươn ra hàng loạt thị trường nước ngoài là VinFast. Nhưng điều đó không có nghĩa Việt Nam bỏ qua đầu tư nước ngoài vào việc thúc đẩy xe điện. “Tôi nghĩ cho dù đó là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan hay Malaysia, tất cả đều cần thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào đất nước của mình để thực sự nâng cao hệ sinh thái mà họ hiện có”, Ng, nhà kinh tế tại Natixis nói.

Theo ước tính của Bloomberg, chỉ 2 năm nữa doanh số xe điện chở khách tại Đông Nam Á sẽ đạt 169.300 chiếc, tăng từ mức 51.581 chiếc vào năm 2022. Con số này dự báo tăng gấp 3 lần lên 522.022 chiếc vào năm 2030. Đến năm 2040, hơn 2,9 triệu xe điện dự kiến được bán trên toàn khu vực, chiếm khoảng 64% tổng doanh số bán xe – ước tính 4,5 triệu chiếc.

Nguồn: SCMP

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên