Khuyến cáo của WHO về 4 thứ trong nhà bếp là nơi ẩn náu của chất gây ung thư nhưng nhiều người chẳng hề hay biết
Ngày nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng cao nên việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh từ sớm là điều rất quan trọng. Dưới đây là 6 thứ có mặt trong nhà bếp chứa mầm mống ung thư mà bạn nên chú ý.
- 29-09-2020Nghiên cứu khoa học: Những người có khiếu hài hước sống lâu hơn những người nhạt nhẽo
- 29-09-2020Bổ hơn thịt gà 9 LẦN, loại thịt này được Đông y ví là "thuốc quý", tận dụng để bổ khí, dưỡng huyết, nuôi dưỡng gan, thận đều rất hiệu quả
- 29-09-2020Loại hạt không xa lạ với người dân Việt Nam rất tốt cho sức khỏe, từ xương khớp đến tim mạch, nhưng có 3 nhóm người không nên ăn
Trên thực tế, ung thư có thể liên quan đến nhiều yếu tố và những chất gây ung thư lại xuất hiện rất nhiều xung quanh chúng ta. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại ra một số chất gây ung thư chính thường ẩn náu ở những nơi rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, trong số đó phải kể đến aflatoxin - một chất gây ung thư độc hại.
Đáng chú ý hơn, aflatoxin lại có mặt ở một số thứ trong gian bếp nhà bạn. Việc cần làm bây giờ là kiểm tra lại những thứ sau và vứt bỏ ngay để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh ung thư trong gia đình bạn nhé!
1. Các loại hạt bị đắng do để lâu ngày
Khi cắn hạt dưa, hạt điều hay một số loại hạt khác mà bạn thấy có vị hơi đắng thì đừng vội nuốt ngay mà nên nhổ ra và súc miệng luôn. Bởi vị đắng này là do aflatoxin đã sinh ra khi hạt bị mốc, nguyên nhân là vì để lâu ngày. Chỉ 1mg aflatoxin cũng đã có thể tạo thành chất gây ung thư với độc tính vô cùng cao.
2. Dầu tự ép từ những nơi bán không rõ nguồn gốc
Một số xưởng sản xuất dầu nhỏ thường không quan tâm đến chất lượng dầu bán ra mà chỉ làm đại trà bằng tay với giá rẻ. Tuy nhiên, dầu tự ép ở những cơ sở này lại tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại về an toàn thực phẩm.
Do muốn giảm bớt chi phí mà nhiều xưởng sản xuất đã mua lạc hoặc hạt hướng dương bị mốc, hỏng về làm nguyên liệu chiết dầu, từ đó làm độc tố aflatoxin trong dầu ăn tăng cao. Một điều nữa cần lưu ý là dầu tự ép không thể bảo quản lâu, nếu bảo quản không đúng cách cũng có thể làm aflatoxin sản sinh ra nhiều.
Ngoài ra, trong quá trình ép dầu cũng có thể sinh ra nhiều tạp chất có hại và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người sử dụng sau đó. Vì vậy, tốt nhất thì bạn đừng ham rẻ mà mua dầu tự ép về nhà chế biến thức ăn nhé!
3. Một chiếc thớt có đầy vết cắt
Những chiếc thớt sau một thời gian sử dụng ở nhiều gia đình sẽ bắt đầu có nhiều vết cắt lộ rõ trên bề mặt. Thực tế, độc tố aflatoxin hoàn toàn có thể ẩn náu trên những chiếc thớt kiểu này. Vì trong nhà bếp có không khí tương đối ẩm thấp nên nếu bạn cắt nhiều rau củ để lại cặn thức ăn lâu ngày sẽ sinh ra kẽ hở. Nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ để lại các chất gây ung thư xâm nhập. Những chất độc này dễ tích tụ lại trong gan và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
4. Đũa gỗ mốc do sử dụng lâu ngày
Những đôi đũa sử dụng lâu ngày hoặc không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là cất trong môi trường ẩm ướt rất dễ có nấm mốc. Hơn nữa, việc cọ rửa lâu ngày cũng sẽ gây ra các vết rãnh gồ ghề trên bề mặt và làm sản sinh độc tố aflatoxin rất cao.
Nguồn và ảnh: WHO, Sohu, Health, Internet
Pháp luật và Bạn đọc