Ki ốt lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 giúp nhân viên y tế tránh nóng: Chuyên gia chỉ ra 2 nhược điểm khiến khó áp dụng
Những hình ảnh nhân viên y tế mệt lả, ngất xỉu, sốc nhiệt sau một thời gian dài mặc quần áo bảo hộ lấy mẫu giữa nắng nóng khắc nghiệt khiến cho mọi người đều phải xót xaL.
- 08-06-2021Tuyển Việt Nam chung tay ủng hộ 300 triệu đồng vào Quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19
- 08-06-2021Trạm nạp LPG Thị Vải đạt kỷ lục xuất hàng mới trong cao điểm dịch Covid-19
- 08-06-2021Hà Nội: Bé sơ sinh trong khu cách ly xuất viện một mình, mẹ mắc Covid-19 vẫn đang hôn mê
Để giúp cho nhân viên y tế đỡ cực không ít những sáng kiến lấy mẫu được đưa ra như: Đeo khẩu trang N95, tạp dề và có quạt công nghiệp thổi phía sau nhân viên y tế, sáng chế bộ quần áo gắn quạt làm mát bên trong… Tuy nhiên, những sáng kiến này không được các chuyên gia đánh gia cao vì nguy cơ xảy ra lây nhiễm chéo sẽ rất cao.
Trên thế giới nhiều nước đã sáng tạo ra bốt lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Vào giữa năm 2020, một bệnh viện tại Hàn Quốc đã sáng tạo phương tiện lấy mẫu xét nghiệm mới. Đây là một sáng kiến bảo vệ nhân viên y tế an toàn, thoát khỏi bộ đồ bảo hộ giữa nắng nóng khắc nghiệt như ở Việt Nam.
Những ngày gần đây để tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên y tế lấy mẫu Bắc Giang, nhiều doanh nghiệp cũng đã cũng đã tài trợ các bốt lấy mẫu.
Bốt xét nghiệm, ảnh minh hoạ.
Liên quan tới vấn đề này, phóng viên đã trao đổi với một vị đại diện của CDC Bắc Giang, vị này cho biết, mấy ngày gần đây Bắc Giang cũng đã tiếp nhận một số bốt (ki ốt) lấy mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, sau đó tỉnh đã họp với nhóm chuyên gia của Bộ Y tế để rút kinh nghiệm thực tế. Đối với ki ốt làm bằng kính và có 2 găng tay bên ngoài, chuyên gia đánh giá khi lấy mẫu sẽ có những bất cập nhất định.
"Thứ nhất, sẽ có nguy lây chéo do không thể sát khuẩn được găng tay thường xuyên vì số lượng lẫy mẫu trong 1 ngày rất lớn; Thứ 2, cảm giác tay khi lấy mẫu sẽ không chuẩn. Như vậy giải pháp ki ốt chỉ tốt cho người lấy mẫu thuận tiện, đỡ cực cho nhân viên y tế nhưng lại có nguy cơ lây nhiễm chéo", vị đại diện CDC nói.
Để khắc phục tình trạng nắng nóng cho nhân viên lấy mẫu tại Bắc Giang, tỉnh đã có chủ trương lấy mẫu xét nghiệm vào thời điểm râm mát, viên y tế không nên làm việc quá nhiều giờ, nếu mệt quá thì cần xin nghỉ để đổi người.
Theo vị đại diện của CDC, hiện nay Bắc Giang đang thiếu sinh phẩm xét nghiệm, khẩu trang N95, bộ phòng chống dịch.
Trước đó, nhóm tác giả Nam Việt Design, PAM Air và Signify (Hà Nội) đã tạo ra bốt xét nghiệm Covid-19 lưu động có gắn máy lạnh, chống nóng, giúp việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 thuận tiện hơn mà không phải mang đồ bảo hộ. Bốt xét nghiệm lưu động có kích thước dài: 2,4m, rộng 1,2m, cao 2,65m, có thể đủ cho 4 nhân viên y tế cùng làm việc.
Phần khung được làm từ vật liệu inox, thân có cấu tạo 4 lớp vật liệu, mỗi lớp được hàn bởi keo đảm bảo không lọt không khí ra ngoài, giúp an toàn cho lực lượng y tế khi lấy mẫu. Điểm đặc biệt của bốt lấy mẫu xét nghiệm chống nóng là tính linh hoạt của thiết kế cùng công nghệ làm mát, điều khiển thông minh và giải pháp khử trùng.
Môi trường bốt lấy mẫu được trang bị các hệ thống thông minh, an toàn từ đèn UVC đến hệ thống loa phát thanh. Tất cả đều được khử trùng bề mặt trong vòng 8 phút trước mỗi ca trực của y bác sĩ.
Doanh nghiệp và tiếp thị
Sự kiện: HẬU PHƯƠNG TIẾP SỨC
Xem tất cả >>- BIDV tiếp tục ủng hộ TP. Hồ Chí Minh 25 tỷ đồng để phòng, chống dịch Covid-19
- Tính đến 17h ngày 4/8: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.456 tỷ đồng
- Tính đến 17h ngày 30/7: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.421 tỷ đồng
- Tính đến 17h ngày 27/7: Số dư Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 là 8.242 tỷ đồng
- Sacombank tiếp tục ủng hộ 30 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19