MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiếm được bao nhiêu tiền trong đời sớm đã là số mệnh rồi: 4 cấp độ kiếm tiền, giàu hay nghèo đều do bản thân bạn

11-04-2021 - 19:55 PM | Sống

Kiếm được bao nhiêu tiền trong đời sớm đã là số mệnh rồi: 4 cấp độ kiếm tiền, giàu hay nghèo đều do bản thân bạn

Đời người chính là một quá trình rèn luyện và bồi dưỡng, thế gian này không có việc gì là không thể vượt qua, nỗ lực phát triển, cố gắng vượt qua, rồi bạn sẽ thấy được vinh quang. Dẫu sao thì kiếm tiền một cách hợp pháp cũng là chuyện đáng để tôn trọng, đáng để phấn đấu nhất trên đời này.

Cấp độ 1: Trả bao nhiêu tiền, làm bấy nhiêu việc

Một cư dân mạng tên S. chia sẻ câu chuyện của mình như sau.

Khi đó S. đang đợi xe trong phòng chờ, gần tới giờ ăn cơm, anh đi tới một siêu thị nhỏ gần đó mua đồ.

Lúc này có một người đàn ông trung niên hỏi bạn nhân viên cửa hàng rằng: "Cho hỏi ở đây có nước nóng không?"

Nhân viên lạnh lùng không trả lời, người đàn ông hỏi lại lần nữa, lúc này cậu nhân viên mới khó chịu ra mặt và gắt gỏng: "Không có."

Người đàn ông trung niên nói mình đói, nhưng ở trạm xe lại không có chỗ nào có nước nóng, vốn dĩ đang định mua mì ăn.

Sau đó, S. nói với nhân viên cửa hàng rằng:

"Thực ra thì các bạn có thể cho khách hàng nước nóng miễn phí, làm vậy sẽ đắt khách hơn đấy."

Cậu nhân viên nói: "Tôi chỉ là người làm công, mỗi tháng cầm có vài đồng lương, đắt hay không đắt khách thì liên quan gì tới tôi."

Người đàn ông tức giận, bỏ lại cốc mì ăn liền đã mua, rời khỏi siêu thị.

Thái độ của nhân viên bán hàng chính là "anh trả tôi bao nhiêu, tôi chỉ làm bấy nhiêu", tưởng như không thiệt thòi, vì cậu ta không phải bỏ ra sức lao động vượt ngoài đồng lương của mình.

Nhưng theo thời gian, người thiệt thòi nhất lại chính là cậu ta…

Nhân viên khiến thu nhập của cửa hàng tăng thì mới có tư cách đề nghị chuyện tăng lương với sếp; cửa hàng làm ăn ngày càng kém, ông chủ người ta cũng chỉ có thể cắt giảm bớt nhân viên để tiết kiệm chi phí, lúc này, nhân viên chẳng phải người chịu thiệt thòi nhất hay sao.

Inamori Kazuo trong cuốn sách mang tên "Cách làm" (tạm dịch) chia con người thành 3 loại:

Loại thứ nhất là "Kiểu không cháy", tức là kiểu dù có bị người khác châm lửa cũng không thể cháy lên được.

Loại thứ hai là "Kiểu có thể cháy", là kiểu chỉ cần có người châm lửa là có thể cháy.

Loại thứ ba là "kiểu cháy tự nhiên", không cần nhờ tới ngoại lực, vẫn có thể tự mình cháy.

Người thuộc "Kiểu không cháy" luôn tính toán so đo sức lực mà mình phải bỏ ra, từ đó hình thành nên tư duy cố hữu, tự đóng mình lại.

Ông chủ trả cho bạn ít tiền, bạn chỉ cần làm ít, cứ như vậy, ông chủ sẽ không bao giờ thấy được ưu điểm của bạn, bạn vĩnh viễn sẽ không được tăng lương.

Lâu dần, nó sẽ khiến bạn mất đi nhiệt tình, động lực với việc kiếm tiền, đồng thời nảy sinh ra sự oán than với cuộc sống.

Napoleon từng nói:

"Bạn bỏ ra công sức vượt ra ngoài thù lao mà bạn được nhận, rất nhanh thôi, thù lao mà bạn được nhận sẽ vượt qua sức lao động mà bạn bỏ ra."

Cái chuyện kiếm tiền, đáng sợ nhất không phải là tạm thời chỉ kiếm được ít tiền, mà là bạn cứ ôm trong mình "tâm thái của một kẻ làm công" để rồi vĩnh viễn cầm một mức lương không thay đổi.

Người ở giai đoạn trước lúc nào cũng sợ chịu thiệt sẽ là người thiệt thòi nhất trong giai đoạn sau.

Kiếm được bao nhiêu tiền trong đời sớm đã là số mệnh rồi: 4 cấp độ kiếm tiền, giàu hay nghèo đều do bản thân bạn - Ảnh 1.

Cấp độ 2: Ngoài tiền lương ra, chú trọng tới sự phát triển của bản thân hơn

Một CEO của một công ty niêm yết từng chia sẻ một câu chuyện như này.

Có một người bạn làm biên tập viên tạp chí, công việc mỗi ngày vô cùng đơn giản, bất kể là biên tập kiểu bài nào, cũng chỉ cần 3 thao tác: Ctrl A – Ctrl C - Ctrl V.

Nói tới đây, người bạn ấy còn đắc ý nói: "Chỉ cần ngần đó phím, nhiều hơn một phím tôi cũng không dùng."

Có người hỏi cậu ấy: "Cậu làm vậy có thể cho ra được một bài viết có chất lượng ư?"

Cậu ấy đáp: "Tất nhiên là không, nhưng lương mà ông chủ trả cho tôi mỗi tháng cũng không đáng để tôi làm việc nghiêm túc, có bài nộp cho đủ KPI là được rồi."

Vài tháng sau, cậu ấy bị cho nghỉ việc.

Bởi lẽ cậu ấy rất bạc bẽo với công việc, vào làm lâu như vậy rồi nhưng không có tiến bộ, ông chủ không chịu được nữa bèn kiếm một cái cớ để đuổi việc.

Trong tiểu luận "A Message to Garcia" có một câu nói như này:

"Thế giới này sẽ thưởng cho bạn danh dự và tiền bạc, chỉ cần bạn có một đặc điểm – chủ động."

Chủ động chính là một kiểu trách nhiệm, là trách nhiệm với thành quả công việc, là trách nhiệm với cuộc đời của chính bạn.

Chủ động lao vào những điểm mù nhiều hơn, để bản thân có thể tiến bộ nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất, làm được điều đó, bạn mới có đủ tư cách để có một mức lương cao hơn.

Tâm lý học có một lý thuyết nổi tiếng mang tên "Lý thuyết hái táo".

Lý thuyết đó nói rằng, một người muốn có được thành công, phải nỗ lực đi hái những quả táo mà mình phải nhảy lên mới hái được, chứ không phải hái những trái mà chỉ cần đưa tay ra là đã hái được.

Bởi vì những quả táo ở dưới không nhận được nhiều ánh nắng mặt trời và nước mưa bằng những quả táo ở trên.

Tiềm năng của con người là vô hạn, quả táo mà ngày hôm nay bạn phải nhảy lên mới có được, có lẽ ngày mai lại chính là quả mà bạn chỉ cần đưa tay ra là đã lấy được; những người tích cực thúc đẩy sự phát triển của mình hôm nay sẽ có thể khiến phần thưởng cho sức lao động của họ tăng vào ngày mai.

Bất kể có làm bất cứ công việc gì, cũng hãy làm giống như CEO của Internet Qihoo từng nói:

"Bất kể là làm việc ở Founder hay Yahoo, tôi chưa bao giờ nghĩ là mình làm việc cho người khác, tôi luôn cảm thấy mình đang làm việc cho chính mình.

Cá nhân tôi cho rằng, làm việc kiểu ứng phó là đang lãng phí cuộc đời, trước khi làm bất cứ một việc gì, tôi luôn nghĩ xem mình học được gì từ trong đó."

Kiếm được bao nhiêu tiền trong đời sớm đã là số mệnh rồi: 4 cấp độ kiếm tiền, giàu hay nghèo đều do bản thân bạn - Ảnh 2.

Cấp độ 3: Luôn làm việc vì chính mình

Năm 1983, diễn viên nổi tiếng Châu Tinh Trì nhận được một vai quần chúng trong bộ phim "Anh hùng xạ điêu".

Anh không có cơ hội được lộ mặt, đoạn duy nhất chỉ là tiếng kêu "á" rồi ngã xuống đất sau khi bị đánh.

Chỉ vì một câu "á" mà anh nghiên cứu suốt mấy ngày, âm thanh to nhỏ, tốc độ và tư thế khi ngã, anh đều luyện tập rất nhiều lần.

Năm 1999, anh quay bộ phim điện ảnh "Vua hài kịch", vừa làm đạo diễn vừa làm biên kịch, nhân vật chính trong phim phản ánh trải nghiệm cuộc đời của chính anh.

Ngày nào cũng chỉ đóng những vai diễn mờ nhạt nhất trong phim, nhưng luôn dành thời gian để đọc và nghiên cứu cuốn "Bồi dưỡng diễn viên tự thân", gặp ai là lại nói "thực ra tôi là một diễn viên", sau tất cả những vai phụ mờ nhạt, anh đã chờ đợi được tới giây phút được những ngôi sao lớn tán thưởng, dù có từng bị đổi vai một cách vô lý, cũng không bao giờ từ bỏ bản thân, chỉ âm thầm chờ cơ hội để trở nên nổi tiếng.

Trải nghiệm này cũng chứng minh một sự thật tàn khốc rằng:

Một nhân vật nhỏ, nếu muốn lội ngược dòng, chỉ có thể cố gắng làm chủ cuộc đời mình, ngoài cách này ra, sẽ không còn cách nào khác.

Bất kể là trong thời đại nào, thực lực của bạn chính là thương hiệu của bạn.

Những năm gần đây, cụm từ "tư duy lãnh đạo" trở nên rất phổ biến.

Ý muốn nói, dùng tâm thái của một lãnh đạo đi làm việc, bạn sẽ có được sự tiến bộ ở cấp quản lý, dùng tâm thái của một người làm công đi làm việc, bạn vĩnh viễn chỉ có thể ở tầng dưới.

Nói cách khác, bạn đặt mình vào vị trí nào, bạn sẽ có tầm nhìn và hành động như vậy.

Một diễn viên phụ, nếu chỉ xem mình là vai diễn quần chúng, vĩnh viễn không bao giờ có thể nổi tiếng; một nhân viên cấp cơ sở nếu chỉ làm những công việc cơ bản nhất, vĩnh viễn sẽ không có cơ hội thăng chức.

Một CEO từng nói:

"Một người làm việc cho mình, thực ra là đang đem cùng một khoảng thời gian bán hai lần – một lần là bán cho ông chủ để đổi lại lương tháng, một lần là bán cho chính mình để đổi lại sự tiến bộ."

Hôm nay nhàn rỗi, ngày mai xuống đời.

Những người mang trong mình tư tưởng "làm việc là làm cho chính mình", nội tâm của họ không chỉ có công việc, mà còn có cả tương lai của chính họ.

Kiếm được bao nhiêu tiền trong đời sớm đã là số mệnh rồi: 4 cấp độ kiếm tiền, giàu hay nghèo đều do bản thân bạn - Ảnh 3.

Cấp độ 4: Để người khác làm việc cho mình

Diễn viên nổi tiếng Chương Tử Di từng nói: "Mọi người đều nói tôi may mắn, nhưng tôi muốn nói, những vận may này nếu tới với bạn, bạn chưa chắc đã nhận lấy được nó."

Cái gọi là "vận may", thực ra cũng chỉ là một tên gọi khác của "nỗ lực".

Những người đứng ở nơi cao đều đã phải trải qua những khó khăn mà ít ai có thể tưởng tượng được.

Năm 2000, Đổng Văn Hồng (hiện là CPO của Alibaba) sau khi sinh con và ở nhà làm việc trong vòng 1 năm rưỡi, đã trải qua hai lần phỏng vấn mới ứng tuyển thành công vào vị trí nhân viên lễ tân của Alibaba.

Khi đó Alibaba mới chỉ có vài chục người, tiền đồ không rõ ràng, mỗi tháng cô cầm mức lương 500 tệ (khoảng 1,7 triệu đồng) nhưng vừa phải làm công việc lễ tân vừa phải làm trợ lý hành chính.

Công việc bận rộn, sức lao động bỏ ra và lương tháng lại không tương xứng, nhưng cô chưa bao giờ phàn nàn, mà ngược lại còn hoàn thành rất tốt cả hai nhiệm vụ công việc.

Có khách hàng gọi điện tới nhờ tư vấn, cô học từ con số 0 lên rồi dần dần có thể trực tiếp giải đáp những thắc mắc của khách hàng.

Có đồng nghiệp đi công tác, cô chủ động giúp đồng nghiệp tra chuyến xe và thời gian…

Mất 3 năm, cuối cùng cô được thăng cấp lên chức quản lý hành chính.

Sau này khi Alibaba đầu tư thêm mảng vận chuyển, cô lại phụ trách thêm mảng nhân sự, xông pha khắp nơi để tìm kiếm những tài năng và ký hợp đồng, một tay xây dựng mạng lưới vận chuyển toàn cầu.

Để giải quyết mâu thuẫn nội bộ, cô trao đổi và làm rõ với mỗi một đồng nghiệp…

Cứ như vậy, Cainiaoguoguo dù chỉ được thành lập chưa tới 3 năm, nhưng giá trị đã vượt qua 100 tỷ.

Sau này, Đổng Văn Hồng giữ chức CPO của Alibaba.

Từ một nhân viên lễ tân với mức lương vỏn vẹn 500 tệ tới một CPO của tập đoàn, cô bỏ ra biết bao công sức vượt ra ngoài số tiền mình được nhận, xử lý không biết bao nhiêu công việc, đối mặt với không biết bao nhiêu thử thách và cả những lần chán nản.

Nhưng cô đều vượt qua được hết.

Kiếm được bao nhiêu tiền trong đời sớm đã là số mệnh rồi: 4 cấp độ kiếm tiền, giàu hay nghèo đều do bản thân bạn - Ảnh 4.

Có một câu nói rằng:

"Nếu bạn sinh ra không được ngậm thìa vàng, vậy thì cách duy nhất để làm nên một sự nghiệp rực rỡ chính là chân thành và chăm chỉ."

Thực ra, từ cơ bản nhất tới đỉnh cao nhất, bí quyết cũng chỉ có một:

Đừng bao giờ oán thiên hận người, đừng bao giờ keo kiệt trong việc bỏ ra công sức của mình.

Một người tới công việc của một nhân viên cơ bản nhất cũng không làm đến nơi đến chốn, dù có làm ông chủ, thì rồi cũng sẽ bị nhấm chìm trong cát bùn.

Có người nói, thứ trong tay mình là của mình, nhưng nhiều người quên mất trước khi cầm được nó, chúng ta phải bỏ ra trước.

Công việc nhiều khi có thể khiến con người ta cảm thấy chán nản, tiết tấu căng thẳng của cuộc sống có thể khiến con người ta thêm mệt mỏi.

Cuộc sống có thể đâu đâu cũng là những chiếc búa, nhưng nếu có tiền bạn có thể khiến lực độ của nó rơi vào tay mình nhẹ hơn một chút.

Đời người chính là một quá trình rèn luyện và bồi dưỡng, thế gian này không có việc gì là không thể vượt qua, nỗ lực phát triển, cố gắng vượt qua, rồi bạn sẽ thấy được vinh quang.

Dẫu sao thì kiếm tiền một cách hợp pháp cũng là chuyện đáng để tôn trọng, đáng để phấn đấu nhất trên đời này.

Quãng đời còn lại, mong bạn nỗ lực kiếm tiền, kiếm cho mình chút tôn nghiêm và thể diện, xây dựng một bến đỗ vững chắc cho những người mình yêu thương.

Theo Alexx

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Trở lên trên