MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đột nhập lò kính dỏm nhái thương hiệu Gucci, D&G lớn nhất miền Bắc

08-09-2014 - 09:02 AM |

Nhiều làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm xây dựng thương hiệu bỗng chốc trở thành công xưởng lắp ráp, gia công, điểm trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc.

Từ làng nghề truyền thống thành lò sản xuất kính nhái thương hiệu

Các sản phẩm truyền thống được gọi là tinh hoa của các làng nghề Việt, kết tinh từ sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ thủ công nay dần trở nên mất chất trước cơn lốc của thị trường.

Về làng Linh Động (xã Đông Các, H. Đông Hưng, Thái Bình) mới thấy được quy mô của một làng sản xuất kính mắt lớn nhất cả nước. Đây được coi là kịnh đô của các loại kính. Từ đây, kính được xuất buôn đi cả nước.

Trong vai một nhà buôn kính về từ Hà Nội, chúng tôi được dịp tiếp xúc với nhiều mánh khóe làm ăn của người dân làng nghề này. Thực chất, hiện nay người dân ở Linh Động không còn sản xuất kính theo cách mà tổ tiên truyền nghề. Theo tìm hiểu, 100% các hộ dân làng nghề nhập buôn các mắt kính, gọng kính từ các chủ buôn ở Quảng Châu, Thâm Quyến chuyển qua đường tiểu ngạch về Việt Nam. Theo đó quy trình làm kính được rút ngắn tối đa, người thợ thủ công chỉ cần cắt mẳt kính sao cho khớp với khuôn gọng là xong.

Theo anh Đinh (40 tuổi) người có thâm niên hơn 10 năm làm kính nhận xét làng nghề Linh Động ngày nay giống như một công xưởng lắp ráp kính cho Trung Quốc. Anh Đinh kể trước đây cũng đã sản xuất kính nhưng lợi nhuận thấp nên chuyển sang mua mắt và gọng kính Trung Quốc về lắp ráp. Anh Đinh cho biết có thể lắp được tất cả các loại kính từ kính thời trang, kính cận đến kính thuốc, kính lão…

“Việc làm kính chưa bao giờ dễ đến thế, mắt kính, gọng kính đã có sẵn giờ thợ kính chúng tôi chỉ cần 3 phút để cho ra đời một chiếc kính. Tất cả những gì cần chỉ là một chiếc kìm sắt và một chiếc máy mài”. Mỗi ngày anh Đinh cho ra đời hàng trăm chiếc kính thích thương hiệu gì thì có thương hiệu đó. Làm xong, anh nhanh nhảu lấy các nhãn mác tên Gucci đến Solec, Dior và D&G…rồi dán lên mặt kính.

Theo anh Đinh, việc nhập gọng và mắt kính từ Trung Quốc giúp giá thành rẻ, dễ tiêu thụ, lợi nhuận lớn nên người dân Linh Động lần lượt chuyển sang gia công, lắp ráp kính Trung Quốc.

Có hai dòng kính: dòng kính chợ-vỉa hè có giá 1.500 -2.000 đồng/ cặp mắt; 4.000-5.000 đồng/gọng. Như vậy, để làm được một chiếc kính tổng chi phí chỉ hết chừng dưới 10.000. Dòng kính “cao cấp” giá có giá cao hơn: 25.000 - 30.000 đồng/cặp mắt; 30.000-40.000 đồng/gọng.

Chính vì vậy, giá các sản phẩm kính đưa ra thị trường cũng ở mức vô cùng rẻ. Kính chợ - vỉa hè bán với giá dao động từ 10.000 đến 50.000 đồng/ chiếc. Kính xuất buôn cho các cửa thàng thời trang từ 50.000 -200.000 đồng/chiếc. Từ đây các cửa hàng có thể bán lãi gấp 5, thậm chí gấp 10 so với giá gốc.

Khó quản lý

Kính ở Linh Động sau khi hoàn thiện sẽ được dân buôn từ khắp các tỉnh Bắc – Trung – Nam đặt hàng. “Nói không phải tự hào chứ hầu hết các hiệu kính lớn nhỏ trên toàn quốc, đặc biệt ở Hà Nội đều là của dân Linh Động chúng tôi mở ra”, Đội trưởng đội quản lý thị trường huyện Đông Hưng cho hay.

Còn Chủ tịch xã Đông Các (H.Đông Hưng, Thái Bình) thì cho biết, làng nghề làm kính Linh Động phát triển hoàn toàn tự phát, xã cũng không quản lý việc này. Người dân Linh Động chuyển từ sản xuất sang lắp ráp kính Trung Quốc nhái các thương hiệu lớn xã không quản lý và cũng không biết.

“Việc buôn gọng, mắt kính về lắp ráp thành các sản phẩm nhái các thương hiệu lớn ở Linh Động dù có vi phạm luật cũng rất khó để xử lý bởi bên cạnh luật pháp còn tình làng nghĩa xóm, còn anh em láng giềng, ở quê nó là vậy”, Chủ tịch xã Đông Các nói.

>> Nỗi buồn đèn ông sao

Theo Hướng Dương

anhnt

CafeF/Infonet

Trở lên trên