Kinh doanh vận tải có hiệu quả, Vinalines (MVN) báo lãi quý 2/2021 đạt 375 tỷ đồng, cao gấp 6 lần cùng kỳ năm trước
Quý 2, Vinalines (MVN) còn ghi nhận doanh thu cao từ bán cổ phiếu, thanh lý các hoạt động đầu tư và thanh lý tài sản.
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (UpCOM: MVN) đã công bố BCTC quý 2/2021 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ.
Cụ thể, riêng quý 2 doanh thu thuần đạt 3.410 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên lãi gộp đạt 976 tỷ đồng, tăng 118% so với quý 2/2020.
Trong kỳ MVN ghi nhận gần 152 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 39% so với cùng kỳ, hoạt động liên kết có lãi gần 40 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 3,7 tỷ đồng.
Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí và có lãi khác 95 tỷ đồng MVN lãi sau thuế 724 tỷ đồng, cao gấp hơn 4 lần cùng kỳ. LNST của công ty mẹ là 375 tỷ đồng, cao gấp 6 lần quý 2/2020.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, MVN đạt 6.040 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23% so với cùng kỳ, LNST đạt 1.066 tỷ đồng, cao gấp 8 lần nửa đầu năm ngoái. LNST thuộc về công ty mẹ là 685,5 tỷ đồng.
Theo thuyết minh BCTC hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của MVN trong quý 2 đảo chiều từ lỗ 362 tỷ đồng sang lãi gộp 240,6 tỷ đồng;
Đồng thời MVN ghi nhận 107 tỷ đồng lãi bán cổ phiếu, thanh lý các hoạt động đầu tư trong khi cùng kỳ không phát sinh khoản mục này. Thu nhập khác có gần 95 tỷ đồng từ thanh lý tài sản, 13 tỷ đồng lãi vay được cơ cấu nợ vay với ngân hàng.
Được biết tại ĐHĐCĐ 2021, Vinalines thông báo sẽ thực hiện thoái vốn tại 12 doanh nghiệp cho đến thời điểm tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022. Đây đều là những đơn vị nằm trong danh mục thoái vốn đã được ĐHĐCĐ lần đầu thông qua mà chưa hoàn thành trong năm 2020.
Nguyên nhân là do VIMC chưa hoàn thành hồ sơ về thẩm quyền phê duyệt tại Vosco, Vinaship; chưa xử lý xong nghĩa vụ bảo lãnh và vướng mắc phát sinh tại Vitranschart, DongDo Marine, OSTC, Vinalines Nha Trang. Với các khoản đầu tư khác là do doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên không hấp dẫn nhà đầu tư, cổ phiếu thấp hơn trái trị sổ sách của VIMC.
Riêng với SHC là được bổ sung vào kế hoạch năm 2021 do tỷ lệ sở hữu thấp và hoạt động kinh doanh không phù hợp định hướng phát triển của tổng công ty.
Ngoài ra, năm nay đơn vị cũng dự tính thanh lý 10 tàu với tổng trọng tải 244.568 DWT, trong đó 5 tàu chuyển tiếp từ 2020. Ngược lại, do nhu cầu hoạt động kinh doanh năm 2021, VIMC sẽ đầu tư 2 tàu container dung tích 1.700-2.200 TEU đã qua sử dụng với số tiền khoảng 474 tỷ đồng.
Năm 2021, MVN lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 10.828 tỷ đồng, giảm 3%; lợi nhuận trước thuế 944 tỷ đồng, tăng 88%. Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 2, MVN đã hoàn thành được 56% mục tiêu về doanh thu và 135% mục tiêu LNTT.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- PVS điều chỉnh giảm 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau soát xét
- Vinaconex (VCG) điều chỉnh giảm hơn 30 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau soát xét
- Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp biến động mạnh sau soát xét bán niên 2021
- Petrolimex (PLX) điều chỉnh tăng 99 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau soát xét
- Bất chấp việc kinh doanh có lãi, kiểm toán vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của OGC