Kinh nghiệm sau 10 năm đi làm: Ở gần ai sẽ trở thành phiên bản tương tự - Nhặt thóc với gà sẽ sống mãi kiếp gà hoặc tung cánh cùng đại bàng do chính lựa chọn của bạn!
Nơi làm việc là nơi tạo ra giá trị. Nếu không thể giúp đỡ lẫn nhau, thì ít nhất cũng hãy im lặng mà chăm chỉ làm việc. Đừng suốt ngày nói xấu người này người kia, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ ở môi trường làm việc, khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp.
- 28-09-2021Đi làm 10 năm, 9 câu nói thay đổi số phận của tôi: Người xung quanh bạn ra sao, bạn sẽ có tương lai như vậy
- 29-07-2021Cô gái 26 tuổi, đi làm 10 năm, tiết kiệm tiền mua lại luôn căn hộ chung cư đang thuê: 'Cố gắng không phải 'làm màu' cho người khác xem, mà là cách duy nhất để đổi đời!'
- 26-03-2021Ra trường đi làm 10 năm, bạn đã mua được nhà riêng chưa?
Cách đây vài ngày, khi xem một bài đăng của đồng nghiệp, tôi chợt nhớ lại quãng thời gian đi làm của mình lúc trước.
Khoảng 10 năm trước, lần đầu tiên đi làm ở tòa nhà văn phòng sang trọng ngay trung tâm thành phố, tôi cảm thấy khá lo sợ.
Sau đó, rất nhiều người và nhiều chuyện mang đến cho tôi sự trưởng thành.
Từng bước, từng bước một, tôi từ một sinh viên mới tốt nghiệp không biết gì, đã trưởng thành trở thành một nhân viên có kỷ luật và chăm chỉ với nghề.
Tôi nhận ra được rất nhiều quy luật, có ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi sau này:
1. Gặp một ông chủ nghiêm khắc, không nhất thiết là điều xấu
Khi mới bước chân vào môi trường làm việc, nhiều bạn trẻ thường cảm thấy lãnh đạo quá khắc khe với mình. Chính tôi cũng từng cảm thấy như vậy.
Nhưng sau 3 năm, tôi đã trở thành quản lý và bắt đầu dẫn dắt đội. Lúc đó, tôi mới nhận ra: Thà được một lãnh đạo nghiêm khắc chỉ dạy, còn hơn gặp lãnh đạo dễ nhưng bị "bỏ rơi".
Phần lớn có tới 80% kỹ năng công sở và ý thức làm việc của bạn là do lãnh đạo ưu tú dạy dỗ.
2. Học đồng cảm, tránh cư xử cực đoan, bướng bỉnh.
Đa số những người trẻ thường rất háo thắng. Nếu có chuyện gì trái với ý mình, họ thường cố gắng tranh đấu đến cùng.
Nhưng đôi khi quá cố chấp với ý tưởng của mình cũng là một điều xấu.
Ai cũng có hoàn cảnh khác nhau, hãy học cách lắng nghe và suy nghĩ từ góc độ của người khác, tránh những suy nghĩ cực đoan.
Nếu chúng ta có thể học được cách đồng cảm, thì sau này sẽ rất dễ thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau. Cũng sẽ học được cách tổng hợp lại mọi ý kiến bất đồng của đồng nghiệp hoặc cấp dưới.
3. Đừng nói xấu, chơi sau lưng đồng nghiệp.
Dù đó là lãnh đạo hay cấp dưới, đồng nghiệp hay bạn bè, cũng đừng nói xấu sau lưng họ dù bất kể lí do gì.
Bởi vì những lời nói xấu đó sớm hay muộn gì cũng tới tai họ, đến lúc đó, bạn có chối cãi cũng đã muộn.
Hãy luôn ghi nhớ một điều: Nơi làm việc là nơi tạo ra giá trị. Nếu không thể giúp đỡ lẫn nhau, thì ít nhất cũng hãy im lặng mà chăm chỉ làm việc. Đừng suốt ngày nói xấu người này người kia, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ ở môi trường làm việc, khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp.
4. Bạn ở cùng với ai, sẽ trở thành người tương tự.
Nếu có năng lực và điều kiện, sau khi ra trường, hãy cố gắng vào làm ở những công ty có xuất phát điểm cao. Dù tiền không nhiều đi nữa, hay bạn phải làm cấp dưới, thì có không gian phát triển cũng là một điều tốt.
Khi mới ra trường, ai cũng là một tờ giấy trắng, và những người xung quanh bạn lúc này chính là vòng kết nối đặt nền móng nhận thức cho công việc và cuộc sống của bạn sau này.
Thật ngốc nếu xem công ty như môi trường trường học trước đây. Giáo viên có thể sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn, nhưng môi trường làm việc thì không.
Hãy học cách tự tìm tòi, học hỏi, lãnh đạo sẽ chỉ dạy cho bạn khi họ giao nhiệm vụ tương xứng cho bạn. Còn những việc khác nếu bạn không hiểu, nhất định phải tự học.
Đừng vội phàn nàn rằng bạn mới ra trường nhưng người cũ lại chẳng ai quan tâm, giúp đỡ. Họ không có nghĩa vụ phải giúp đỡ cho bạn.
5. Khả năng học hỏi của một người quan trọng hơn bất cứ điều gì.
Cạnh tranh là thứ tồn tại ở khắp mọi nơi, dù là người buôn bán ở chợ đi nữa cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh.
Thế nên, hãy cố gắng nâng cao giá trị của mình ở mọi lúc mọi nơi.
Nếu bạn không tiếp tục học hỏi, hoàn thiện bản thân, khiến bản thân trở nên chuyên nghiệp hơn, vậy chỉ có thể chờ ngày bị xã hội đào thải, bị công ty từ chối!
6. Tích lũy trước 30 tuổi
30 tuổi là mốc thời gian mà nhiều người xem là bước ngoặt lớn của cuộc đời. Bởi vì ở độ tuổi này, họ đã tích lũy được kha khá kinh nghiệm làm việc, cũng như ổn định được công việc và địa vị.
Chính vì vậy, trước 30 tuổi, chúng ta phải phấn đấu toàn diện ở mọi mặt để tích lũy đủ tài lực và nhân lực giúp ít cho sự phát triển tương lai của chính mình.
Có một vài công việc tuy không thể giúp cho bạn kiếm được nhiều tiền ngay lập tức. Nhưng nó là nền tảng tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm và mở rộng tầm nhìn.
Tuy nhiên, đừng vội vàng chạy theo người khác. Sự thành công của một người không chỉ thể hiện ở sự giàu có.
Mỗi người đều sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau, công ty chính là nền tảng cho phép bạn tích lũy kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn, gặp gỡ những người xuất sắc. Thế nên, đừng nghĩ rằng bản thân còn làm công ty là thua kém những bạn bè đã ra riêng lập nghiệp thành công.
Doanh Nghiệp & Tiếp Thị