MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh nghiệm từ thành công của Việt Nam

Ngày nay, mọi thương hiệu lớn của thế giới đều có các sản phẩm made in Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Ngày nay, mọi thương hiệu lớn của thế giới đều có các sản phẩm made in Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Nhiều quốc gia có thể học được những kinh nghiệm từ Việt Nam. Đây là đánh giá của nhiều học giả quốc tế khi nền kinh tế Việt Nam có những kết quả...

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bất ổn, các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đang tìm kiếm những giải pháp ứng phó và hạn chế rủi ro. Chính những kinh nghiệm và giải pháp của Việt Nam đã lại mang đến kinh nghiệm hữu ích cho các nước trong khu vực.

Tác giả Richard Heydarian đã mở đầu bài viết với những ấn tượng về sự thay đổi nhanh chóng của Việt Nam. Ngày nay, mọi thương hiệu lớn của thế giới đều có các sản phẩm made in Việt Nam.

Thành công của Việt Nam được tác giả đúc rút trong 3 bài học. Bài học đầu tiên là Việt Nam chú trọng đến giáo dục cơ bản, đặc biệt là môn Toán và Khoa học. Mặc dù là nước nghèo, Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới khi lần đầu tiên được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đưa vào Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (Pisa) đầy uy tín, điều đó có nghĩa học sinh Việt Nam vượt trội hơn học sinh ở nhiều nước giàu về Toán, Khoa học và đọc hiểu.

Bài học thứ hai từ Việt Nam là sự kết hợp tối ưu giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Nhờ các chính sách chủ động về thương mại, công nghiệp và nông nghiệp, quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất của các loại lương thực chính, chẳng hạn như gạo, cũng như các thiết bị điện tử có giá trị gia tăng cao.

Bài học thứ ba từ Việt Nam là cách tiếp cận độc đáo với thế giới. Việt Nam đã chủ động xây dựng quan hệ kinh tế mạnh mẽ với tất cả các nước từ phương Tây tới Nhật Bản, Ân Độ, Nga và tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do.

Moody's nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam

Xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam đã được Moody's - một trong những tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín, nâng từ mức Ba3 lên mức Ba2, từ mức Tích cực lên mức Ổn định. Lần gần nhất Moody's nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam là cách đây 4 năm.

Hạng tín nhiệm được nâng lên cũng giúp Việt Nam huy động được các nguồn vốn cả trực tiếp và gián tiếp từ bên ngoài, chi phí đi vay sẽ giảm đi. Nhiều tờ báo quốc tế trong tuần qua cũng đã phân tích thêm về quyết định nâng hạng này của Việt Nam.

Theo báo cáo của Moody's, sức mạnh kinh tế của Việt Nam được củng cố bởi năng lực cạnh tranh ngày càng nâng cao và việc tham gia ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hiệu quả thực thi chính sách tài khóa linh hoạt và cẩn trọng của Việt Nam được Moody's ghi nhận là một trong những yếu tố chính đóng góp vào quyết định nâng hạng. Chính phủ đã triển khai kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn, tập trung huy động vốn trong nước với chi phí thấp.

Nhiều trang báo quốc tế như The Star và fibre2fashion cũng đã phân tích chi tiết về những yếu tố quyết định việc Moody's nâng hạng tín nhiệm Việt Nam, từ năng lực cạnh tranh cho tới chính sách tài khóa hiệu quả và những giải pháp căn cơ trong dài hạn.

Bên cạnh những điểm mạnh, báo cáo của Moody's cũng đưa ra cảnh báo dài hạn về rủi ro với nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới. Những thách thức về cơ sở hạ tầng kho cảng, sân bay, điện, đường sắt và lực lượng lao động sẽ có thể bắt đầu vào năm 2035.

Theo Ban Thời sự

VTV News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên