MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế chia sẻ liệu còn có lãi khi dịch bệnh lan rộng?

Grab, Uber hay Airbnb là những dịch vụ hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ, vậy mô hình kinh tế này còn có thể phát huy hiệu quả trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều người phải cách ly?

Trước hết để có thể miêu tả ngắn gọn về kinh tế chia sẻ, đây là một loại hình kinh doanh mà những người thừa nguồn lực ví dụ như thừa ô tô, họ có thể trở thành lái xe thuê mỗi khi rảnh như Uber hay Grab . Nếu trong nhà thừa phòng thì có thể cho thuê lại phòng này theo ngày như Airbnb.

Người đi thuê sẽ thuê được xe hay phòng theo cách đơn giản hơn, còn người thừa xe hoặc phòng thì tối ưu được việc sử dụng nguồn lực thừa của mình.

Nhưng Bloomberg lại đang hoài nghi rằng mô hình kinh tế chia sẻ và những lợi ích của nó có thể trở nên vô dụng trong bối cảnh dịch bệnh khiến mọi người phải cách ly như hiện nay.

Tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã cấm toàn bộ các dịch vụ chia sẻ xe được phép hoạt động tại Vũ Hán. Ở Bắc Kinh, các dịch vụ di chuyển chỉ được vận chuyển khách bên trong thành phố, không được phép chở khách từ nơi khác tới hoặc rời đi. Các xe bị buộc phải bọc toàn bộ nylon trong nội thất và các lái xe cần phải đeo khẩu trang.

Hoạt động mua sắm của người dân ở các thành phố lớn được duy trì bằng các nhân viên giao hàng. Chính các nhân viên và các dịch vụ phải cố gắng đảm bảo không có người nào bị sốt chạm vào thức ăn được giao cho khách.

Năm 2002, khi dịch SARS bùng phát ở châu Á, tỷ phú Jack Ma cho rằng đó là thời điểm để  hoạt động kinh doanh trực tuyến bùng nổ tại Trung Quốc.

Nhưng lúc này dịch Covid-19 đã lây lan mạnh hơn ở cả Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ.

Và các nhà đầu tư ở Mỹ đang tỏ ra bi quan về tiềm năng của các công ty hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ.

Cổ phiếu của Uber và Lyft (công ty hoạt động tương tự với mô hình Uber và là đối thủ của Uber tại Mỹ) đều giảm rất mạnh.

Chưa có thống kê nào chứng minh dịch bệnh ảnh hưởng tới số lượng chuyến xe của các dịch vụ này. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu 15% số cuốc xe của Uber là đi tới các sân bay thì có thể hiểu ra rằng hoạt động đi lại, du lịch bằng đường hàng không đang giảm sẽ tạo ra tác động tới số cuốc xe sân bay của Uber.

Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, rất có thể chính quyền các thành phố ở Mỹ sẽ ra lệnh đóng cửa sân bay, tạm dừng hoạt động các phương tiện công cộng. Như vậy có thể tạo ra 2 tác động, nếu những dịch vụ chia sẻ xe được coi là phương tiện công cộng, Uber và Lyft sẽ phải dừng hoạt động.

Nhưng nếu không bị dừng, đây sẽ là tin tốt cho các dịch vụ này vì nhu cầu di chuyển của người dùng sẽ tăng lên.

Đó là từ góc độ nhu cầu thị trường, nhưng từ nguồn cung, Uber vẫn còn nỗi lo về việc các tài xế của mình có chịu làm việc không?

Hiện nay các dịch vụ chia sẻ xe đều tăng giá cuốc xe của khách hàng để trả thêm cho lái xe mỗi khi nhu cầu đang vượt quá số xe sẵn sàng. Đây là một cách để khuyến khích lái xe làm việc nhiều hơn. Các công ty cũng có sẵn phương án để tránh việc bị tăng giá quá mức. Không lái xe nào có thể trục lợi khi khủng hoảng về y tế đang xảy ra.

Với ngành lưu trú như Airbnb, hậu quả có thể lớn hơn nhiều so với ngành vận tải. Mức giảm bao nhiêu sẽ thể hiện rõ vào cuối năm nay khi các báo cáo được công bố.

Theo Tùng Linh

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên