Kinh tế Mỹ không đủ sáng sủa để bù đắp cho sự tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu?
Sự bùng nổ của Mỹ sẽ không đủ để ngăn phần còn lại của nền kinh tế thế giới bị tăng trưởng chậm lại.
- 05-10-2018Thỏa thuận NAFTA mới có tạo ra cú hích lịch sử cho nền kinh tế Mỹ?
- 05-10-2018“Nguy cơ chiến tranh kinh tế Mỹ - Trung kéo dài 20 năm“
- 05-09-2018Hùng hồn dọa rút khỏi WTO, ông Trump đang "cứa" con dao hai lưỡi vào nền kinh tế Mỹ
- 23-08-2018Fed: Chiến tranh thương mại mà mối đe dọa lớn nhất đối với sự "lớn mạnh" của nền kinh tế Mỹ
- 22-08-2018Từ Âu đến Á, các nước trên khắp thế giới đang phải trả giá để kinh tế Mỹ "bùng nổ như 1 phép màu"?
Các bộ trưởng tài chính và giới lãnh đạo ngân hàng trung ương sẽ đến Indonesia vào tuần tới để tham dự cuộc họp thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), sau khi tổ chức này báo hiệu rằng họ sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu lần đầu tiên sau hai năm sau đợt tăng tốt nhất kể từ năm 2011.
Mỹ tỏ ra "khác biệt"
HSBC nâng dự báo dành cho Mỹ nhưng cắt giảm triển vọng dành cho kinh tế thế giới
Dữ liệu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới vào hôm thứ Sáu vừa qua cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 48 năm, và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, thì cho rằng quốc gia này đang tận hưởng "một khoảnh khắc đặc biệt tươi sáng".
Tuy nhiên, hoạt động kinh tế ở những nơi khác đang suy yếu, một phần vì lãi suất dự trữ liên bang cao hơn, và cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc. Sản xuất toàn cầu đang tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất trong gần hai năm và trong tháng trước, xuất khẩu đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016.
"Mỹ có thể đang bùng nổ nhưng nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu chậm lại", Janet Henry, chuyên gia kinh tế trưởng của HSBC Holdings tại London, cho biết.
Cuộc chiến thương mại đang mang đến sự cảnh báo lớn nhất. Chỉ trong vài tuần qua, tập đoàn Panasonic, Ford Motor và BP Plchave đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của những căng thẳng leo thang, và những lo lắng đang bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Những căng thẳng trên thị trường mới nổi, từ Argentina đến Thổ Nhĩ Kỳ, sự bất ổn chính trị ở Anh và Ý, và giá dầu tăng là những mối đe dọa khác. Dù rằng sẽ không có chuyện tăng trưởng sẽ dừng lại, nhưng sự kết hợp của các rủi ro cũng đồng nghĩa với việc sự tăng trưởng đồng bộ của năm ngoái là một kỷ niệm đang phai mờ.
"Sáu tháng trước, tôi có đề cập tới những nguy cơ sắp xảy ra ", Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde cho biết trong tuần này. "Hôm nay, một vài trong số đó đã bắt đầu thành hiện thực".
Trong tuần này, HSBC đã cắt giảm dự báo của mình cho tăng trưởng thế giới trong năm 2019, chủ yếu là do các quốc gia mới nổi bị hạ bậc vì phải "vật lộn" với đồng USD đang tăng giá. Ngân hàng này đã nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm nay lên 3% và trong năm tới là 2,5% sau những đợt cắt giảm thuế của Trump.
Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế của Bank of America Corp. cảnh báo rằng sự tăng trưởng chậm chạp của Trung Quốc sẽ "lây" sang phần còn lại của châu Á vào năm 2019 và kéo tỷ lệ tăng trưởng của khu vực xuống.
"Khoảng 50% giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hiện đến từ phần còn lại của châu Á", Fabiana Fedeli, người đứng đầu bộ phận cổ phiếu cơ bản tại Robeco, cho biết. "Rõ ràng là các nước khác cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang".
Sự kết hợp của các yếu tố có thể đủ để IMF cắt giảm những dự báo mà họ duy trì đến thời điểm này dành cho nền kinh tế thế giới. Tổ chức này sẽ cập nhật "Triển vọng kinh tế thế giới" của mình từ Bali vào ngày 9/10 sắp tới. Kể từ tháng 10/2016 đến nay, họ chưa bao giờ sửa đổi những dự báo do mình đưa ra dành cho một năm tới.
Sự khác biệt giữa Mỹ và các nơi khác là hiển nhiên trong thị trường tài chính. Đồng USD đã vượt trội so với tất cả các đồng tiền chủ chốt khác trong năm 2018, trong khi chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 8%, so với mức giảm 7% của một chỉ số toàn cầu không bao gồm Mỹ trong đó. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện ở mức cao hơn cả trái phiếu Đức kể từ ít nhất là năm 1989.
Tuy nhiên, ngay cả Mỹ cũng không thể "miễn nhiễm" được. Dữ liệu gần đây cho thấy cuộc chiến thương mại đang hình thành một sự cản trở rõ ràng đối với tăng trưởng trong quý vừa qua, khiến các nhà kinh tế tại JPMorgan Chase & Co. và Amherst Pierpont Securities phải giảm các ước tính của họ dành cho tăng trưởng.
Một yếu tố khó đoán khác là sự trở lại của lạm phát, khi giá dầu đang có nguy cơ đạt 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 và tiền lương cũng tăng lên. Đó sẽ là một yếu tố thúc đẩy giá cả tăng, bên cạnh tác động của thuế quan, gây ảnh hưởng đến túi tiền của tiêu dùng và buộc các ngân hàng trung ương phải hành động nhanh hơn.
"Nhà đầu tư dường như không chuẩn bị cho sự gia tăng lạm phát", nhóm chiến lược gia của Morgan Stanley do Hans Redeker dẫn dắt đã viết trong một báo cáo cho khách hàng vào thứ Tư vừa qua. "Nhiều yếu tố đến cùng lúc với nhau cho thấy rằng áp lực lạm phát đang tăng lên".