Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng vững chắc nhưng những ưu tiên hàng đầu của ông Trump lại đang trì trệ
Kể từ khi ông Trump nhậm chức đầu năm 2017, trung bình GDP Mỹ tăng trưởng 2,6% - cao hơn so với con số 2,2% đã được duy trì trong thời gian trước đó.
- 30-10-2019Đảng Dân chủ công bố dự thảo nghị quyết luận tội Tổng thống Trump
- 29-10-2019Hạ viện Mỹ thông báo bỏ phiếu điều tra luận tội Tổng thống Trump
- 24-10-2019Nghị sĩ Cộng hòa xông vào phòng kín điều tra luận tội ông Donald Trump
Điều gì đang giúp kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng vững chắc? Theo như báo cáo về tăng trưởng GDP quý III được công bố hôm qua thì đó là nhờ tiêu dùng và chi tiêu chính phủ. Mặc dù được chính quyền Trump ưu tiên hàng đầu, đầu tư của khối doanh nghiệp lại đang bị bỏ lại phía sau trong khi hoạt động thương mại có những kết quả trái chiều.
Kể từ khi ông Trump nhậm chức đầu năm 2017, trung bình GDP Mỹ tăng trưởng 2,6% - cao hơn so với con số 2,2% đã được duy trì trong thời gian trước đó.
Động lực lớn nhất giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt là chi tiêu tiêu dùng. Kể từ năm 2017, chi tiêu của các hộ gia đình tăng trưởng 2,8% mỗi năm, so với mức 2,3% trước đó. Người Mỹ chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm, phương tiện giải trí và cả các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên số tiền chi cho ô tô và đồ nội thất lại giảm.
Kể từ khi ông Trump nhậm chức đến nay, chi tiêu ngân sách liên bang tăng 2,9% mỗi năm, sau khi giảm 1% trong quãng thời gian trước đó. Chi ngân sách tăng chủ yếu là do tăng chi cho quốc phòng. Ngoài ra ông Trump đã 2 lần đạt được thỏa thuận với Quốc hội để tăng trần chi ngân sách, và ông cũng đã triển khai 1 gói kích thích tài khóa bằng cách cắt giảm thuế.
Gói cắt giảm thuế doanh nghiệp trị giá nghìn tỷ USD được tung ra với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, nhưng điều đó lại không xảy ra. Đầu tư của khối doanh nghiệp tăng trưởng 4,2% mỗi năm kể từ khi ông Trump nhậm chức, giảm so với mức 5,2% trong thời gian trước đó.
Trái với kỳ vọng của gói cắt giảm thuế, đầu tư vào các tài sản cố định như máy móc thiết bị tăng chậm. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào những "tài sản mềm" như phần mềm máy tính và các tài sản trí tuệ.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho biết họ cảm thấy bất an về các xung đột thương mại và thuế quan khiến họ thu hẹp đầu tư, chuyển sang ưu tiên đầu tư vào những thứ sẽ được hưởng lợi từ mức thuế suất thấp hơn.
Hoạt động thương mại có nhiều số liệu trái chiều. Xuất khẩu tăng trưởng 4,7% mỗi năm trước khi ông Trump nhậm chức nhưng đã giảm xuống còn 2,1% mỗi năm từ năm 2017 đến nay. Nhưng nhập khẩu cũng giảm, cho thấy các nhà sản xuất nội địa đã gia tăng thị phần trong tổng tiêu dùng trong nước.