Kinh tế Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để tạo cú bật mới
Theo Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Phạm Tấn Công, Việt Nam cần tóm lấy cơ hộ lịch sử và hiếm có để trở thành quốc gia phát triển.
- 14-10-2023Quốc gia 1 năm tàu chỉ trễ 54 giây-Việt Nam nhiều lần đề nghị hỗ trợ làm đường sắt tốc độ cao 58 tỷ USD
- 14-10-2023Tăng chi hơn 4.000 tỷ ngân sách để trợ cấp hưu trí, thai sản...
- 13-10-2023Đơn hàng giảm mạnh, doanh nghiệp cần trợ lực
Về tình hình kinh tế nói chung, chắc chắn một điều là chẳng có gì chắc chắn cả, biến động khó lường. Trong bối nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, Việt Nam đã có nhiều chương trình phục hồi phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, nên các chương trình phục hồi kinh tế chưa thể phát huy hết tác dụng.
Trước tình hình thị trường thế giới, nhu cầu nhập khẩu trong nước giảm đi, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu các đơn hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, cuối năm 2023, Việt Nam bắt đầu thấy những tia sáng trong phát triển kinh tế.
Nhập khẩu của một số nước sẽ tăng trở lại do hàng tồn kho của họ đã tiêu dùng hết nên cần chuẩn bị hàng hóa cho một chu kỳ mới. Do đó, chúng ta có thể lạc quan nhưng không được chủ quan. Tôi cho rằng cần thêm 6 tháng 2024 để có thể dự báo được xu thế phát triển kinh tế, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Việt Nam cần sẵn sàng tâm thế ứng phó với tất cả biến động, đây sẽ là chiến lược tốt nhất trong thời gian hiện nay. Chính những khó khăn và bất ổn của nền kinh tế thế giới đã tạo ra cơ hội lịch sử cho nền kinh tế của Việt Nam. Những khó khăn đấy tạo ra sự đứt gãy cho chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng này được thiết lập trước khi nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Bây giờ, những biến động lại tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Khi chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt thì chúng ta mới có cơ hội. Hơn nữa, Việt Nam đứng trước cơ hội của làn sóng dịch chuyển cơ sở sản xuất và dòng vốn đầu tư. Hiện nay, dòng vốn về công nghệ cũng đang tìm những vùng đất mới. Do đó, ông Phạm Tấn Công cho biết, chưa bao giờ Việt Nam có một cơ hội lớn đến như vậy.
Nguồn nhân lực của Việt Nam cũng đã được công nhận. Đơn cử như Samsung cũng đã đặt trung tâm R&D ở Việt Nam. Việc Intel, Samsung lựa chọn Việt Nam là điểm đến chứng tỏ vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi rất nhiều. Chính vì vậy, Việt Nam cần tóm lấy cơ hộ lịch sử và hiếm có này ngay lập tức.
Nếu như chúng ta nắm bắt tốt cơ hội này, đây sẽ là cú bật cho Việt Nam chính trong thời điểm khó khăn nhất như hiện nay. Đặc biệt, cú bật này là cú bật giúp Việt Nam sớm về đích, trở thành quốc gia phát triển.
Trước đây, Việt Nam ta đã có 2 cú bật lớn, cú bật đầu tiên là sau thời kỳ đổi mới để hình thành nên một cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, tạo sức bật cho hoạt động sản xuất. Cú bật thứ 2 là sau khi gia nhập WTO, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Theo đó, tận dụng tốt cú bật thứ 3 sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp vượt bậc hơn nữa.
Nhịp sống kinh tế