Kỹ sư 25 tuổi đang ở đỉnh cao sự nghiệp với công việc tại Google và cuộc chiến đánh bại ung thư: Cuộc sống là một tàu lượn siêu tốc!
Ở tuổi 25, Niket Desai dường như đang chiến đấu hết sức với căn bệnh ung thư quái ác: "Tôi không muốn để bất cứ ai thất vọng"
- 16-02-20226 loại rau củ là ''kẻ thù không đội trời chung'' của ung thư: Loại nào cũng rẻ, bán đầy ở chợ Việt, xứng đáng là ''vàng mười'' cho sức khoẻ
- 16-02-2022Người hồi phục sau Covid19 có thể mắc một bệnh nguy hiểm hơn UNG THƯ: Hàng loạt các nhà nghiên cứu và bệnh viện cảnh báo
- 16-02-2022WHO cảnh báo: "Nghiện" loại thực phẩm này nguy hiểm chẳng kém thuốc lá, hại gan, gây tiểu đường, tăng nguy cơ ung thư, khiến con người giảm 10 năm tuổi thọ
- 16-02-2022Ăn loại thịt lợn này như rước bệnh vào người, nhiều gia đình Việt vẫn thường xuyên sử dụng: Đẩy nhanh lão hoá, đau dạ dày, nguy cơ ung thư cận kề
- 16-02-2022Từ 45-59 tuổi cực dễ mắc ung thư: Đừng dại mà phạm phải 4 sai lầm sinh bệnh khiến tứ tạng "kêu cứu"
Khi đang ở tuổi 25, Niket Desai dường như đã giành nhiều thắng lợi trong cuộc sống. Là sinh viên tại UC Berkeley, anh và bạn bè đã khởi nghiệp bằng việc thành lập một công ty công nghệ và bán cho Google, qua đó sớm có được sự thành công về tài chính và sự nghiệp từ trước khi tốt nghiệp đại học.
Vào tháng 9 năm 2012, Desai có mặt tại trụ sở Google để trình bày một dự án mới trong một hội thảo và thành công giành được đầu tư từ ông lớn công nghệ. Khi anh bước ra khỏi sân khấu trong tiếng vỗ tay lớn, điện thoại bắt đầu rung trong túi, báo hiệu điềm chẳng lành. Đó là khi bác sĩ gọi điện thông báo rằng anh ấy bị ung thư tinh hoàn.
Dấu hiệu nguy hiểm đã bắt đầu vài tuần trước buổi thuyết trình của Google. Trong một lớp học yoga, Desai cảm thấy có thứ gì đó giống như kim châm ở gần háng của mình. Anh đã đi khám và bác sĩ phát hiện ra rằng một tinh hoàn của Desai đang to ra, có thể vì một số lý do như chấn thương hoặc nhiễm trùng. Ông đã gửi trường hợp của Desai đến một bác sĩ tiết niệu, người đã chỉ định các xét nghiệm cho phép chẩn đoán ung thư tinh hoàn.
Cuối cùng, Desai biết được mình mắc một khối u hỗn hợp tế bào mầm, một loại có xu hướng phát triển và lây lan nhanh chóng và không đáp ứng tốt với việc điều trị như các loại ung thư tinh hoàn phổ biến khác.
Mọi thứ có thể tệ hơn
Desai nói rằng anh đã học được cách cố giữ cho tinh thần không xuống dốc khi mọi thứ tồi tệ. Vào tháng 11 năm 2012, Desai phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn trái của mình. Anh đã hy vọng chỉ cần điều trị đến như vậy, nhưng báo cáo bệnh lý cho thấy sự xâm lấn mạch máu bạch huyết, có nghĩa là ung thư có khả năng lan rộng.
Desai sẽ cần được điều trị nhiều hơn và phải đưa ra một lựa chọn khó khăn: hoặc phẫu thuật phức tạp gọi là bóc tách hạch bạch huyết sau phúc mạc (RPLND) hoặc hóa trị liều mạnh.
Anh quyết định phẫu thuật. RPLND loại bỏ các hạch bạch huyết từ bụng để kiểm tra xem chúng có chứa mầm ung thư hay không. Desai đã hy vọng ung thư không lan rộng, các hạch bạch huyết sẽ rõ ràng và có thể tránh được việc phải hóa trị liều mạnh.
Nhưng trớ trêu thay 80% các hạch bạch huyết được xét nghiệm dương tính với ung thư. Desai cần phải sớm bắt đầu phương pháp điều trị tích cực. Hai ngày sau khi phẫu thuật, bác sĩ đã bảo với anh rằng: “Tốt hơn là anh nên ngồi dậy và đi lại để có đủ sức khỏe để bắt đầu hóa trị”. Và Desai nghe theo.
Vào đêm giao thừa, Desai đã đi chơi với bạn bè để chào đón năm 2013 và anh nhớ họ đã cùng liên hoan như thể đây là lần cuối cùng. Vài tuần sau, anh bắt đầu hóa trị. Các tác dụng phụ rất mạnh, bao gồm rụng tóc, mệt mỏi, thiếu máu (tế bào hồng cầu thấp), thay đổi khẩu vị, giảm cân và trầm cảm. “Hóa trị không ngừng” Desai nói. “Phẫu thuật giống như quyền anh, như nhận một cú đấm và hóa trị giống như đấu vật. Hóa trị khiến bạn suy sụp cho đến khi bị nghiền nát. "
Đến tuần thứ ba của đợt hóa trị, Desai bắt đầu nằm trên giường nhiều hơn, ngừng tắm, không muốn giao lưu. Anh tỉnh dậy sớm vào một buổi sáng và nghĩ rằng mình có thể không qua khỏi. Anh đã cân nhắc việc ngừng điều trị: “Tôi không muốn chết. Tôi chỉ không thể chịu đựng nữa."
Desai đã chia sẻ suy nghĩ của mình với cha mẹ, bạn bè thân thiết và nhóm chăm sóc sức khỏe, những người đã kéo anh ấy vượt qua ngày hôm đó, những ngày tiếp theo, và mỗi ngày của phần còn lại của đợt hóa trị.
Nhưng mọi thứ sẽ tốt hơn
Lần điều trị hóa trị cuối cùng của Desai là vào ngày 20 tháng 2 năm 2013. Lúc đó anh chỉ nặng 108 pounds, yếu ớt và kiệt sức. Anh đã dành vài tuần trên giường, sau đó tự bắt mình phải đứng dậy, chống đẩy một cái, rồi lại một cái khác. Anh bắt đầu đi những quãng ngắn, dần dần dài hơn. Anh đặt mục tiêu ăn 12.000 calo mỗi ngày để tăng cân. Không lâu sau, anh ấy đã có thể quay lại làm việc tại Google.
Nhưng khi tiếp tục được chụp cắt lớp theo dõi và các xét nghiệm khác, sự lo lắng đã luôn giày vò anh. Việc kiểm tra này lúc đầu là mỗi tuần một lần, sau đó hàng tháng, hàng quý, rồi hàng năm.
Desai nói: “Cuộc sống sau khi hóa trị chỉ toàn những xét nghiệm và lo lắng. Ta hoàn toàn tin rằng ung thư sẽ quay trở lại và giết chết mình." Và anh ấy đối phó bằng cách tập trung vào công việc, cố bắt đầu các dự án với các nhóm làm việc mới, những người không biết về sức khỏe của anh ấy trong quá khứ, để tránh phải nói về điều đó.
Vào tháng 2 năm 2019, Desai được xuất viện. Anh ấy không còn phải chụp cắt lớp thường xuyên để kiểm tra. Nhưng anh cũng nói rằng con người hiện tại không còn giống với con người trước khi được chẩn đoán ung thư nữa.
“Con người cũ không còn tồn tại nữa. Tôi đã hứa sẽ củng cố mối quan hệ của mình với bạn bè trong khoảng thời gian mình có thêm. Nhưng mặt khác, tôi sẽ phải thu mình khỏi những người khác, đặc biệt là những người mới. Tôi cảm thấy mình không muốn bắt đầu bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là với bất kỳ ai quan trọng, vì vậy trong trường hợp tôi chết thì cũng không làm ai thất vọng. Tôi không muốn làm bất cứ ai thất vọng. "
Các bác sĩ của Desai nói rằng anh ấy sẽ ổn, nhưng anh ấy nói rằng điều đó rất khó để nắm bắt, ít nhất là vào lúc này. “Tôi cảm thấy ổn, nhưng tôi vẫn chưa thể tin rằng mình đã tốt hơn, vì vậy tôi chỉ cần tin người khác trong khi tôi đang học cách trở lại bình thường như một con người. Sẽ phải mất một thời gian để làm quen”, Desai nói. “Nhìn lại, tôi ước mình có thể làm chủ cuộc chiến đấu với bệnh tật của mình một cách tử tế hơn, chân chính hơn. Nếu lúc đó tôi chưa làm thì có lẽ bây giờ tôi có thể làm được”.
Theo Cancer
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Người đàn ông hối hận vô cùng khi biết mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì 1 sai lầm cực quen khi dùng nồi cơm điện
- Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư: 3 thay đổi trong lối sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu