Kỹ sư 38 tuổi bất ngờ phải chạy thận suốt đời: Thủ phạm là 2 sai lầm nhiều người mắc
Mới đây, Bệnh viện Từ Tế ở Đài Loan (Trung Quốc) đã tiếp nhận điều trị cho một người đàn ông 38 tuổi bị suy thận.
- 16-08-2024Chàng trai Phú Thọ phải chạy thận suốt đời ở tuổi 17: Hối tiếc vì đã bỏ qua 3 dấu hiệu từ sớm cảnh báo bệnh suy thận
- 21-07-2024Đi khám phù chân, người đàn ông bị đẩy vào phòng chạy thận, cấp cứu vì mê 2 loại nước
- 03-07-2024Người phụ nữ hôn mê, phải chạy thận cấp cứu sau khi ăn chuối: Bác sĩ chỉ ra 1 sai lầm "chí mạng"
Bất ngờ phát hiện suy thận khi đi khám
Bác sĩ Vương Dịch Thuần, làm việc tại Khoa Thận Tiết niệu, Bệnh viện Từ Tế, Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ mới đây khoa đã tiếp nhận một bệnh nhân nam tên Hoàng Diệp, 38 tuổi, là kỹ sư, đến khám trong tình trạng chân sưng phù, khó thở. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán bị suy thận và phải chạy thận suốt đời.
Bệnh nhân chia sẻ bản thân không có thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu. Tuy nhiên, bệnh nhân rất thích ăn đồ chiên rán và thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có đường từ nhiều năm trước.
Khi khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ phát hiện bệnh nhân đã được chẩn đoán có lượng đường trong máu cao từ năm 20 tuổi. Thời điểm đó, bệnh nhân được chỉ định điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết nhưng bệnh nhân không mấy bận tâm. Bệnh nhân cho rằng bản thân còn trẻ, dù lượng đường trong máu cao cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Chỉ đến khi bệnh nhân có các triệu chứng phù chân, khó thở, bệnh nhân mới đến viện khám và được chẩn đoán suy thận.
2 sai lầm khiến thận suy yếu
Bác sĩ Vương Dịch Thuần giải thích: “Với trường hợp của bệnh nhân Hoàng Diệp, bệnh nhân đã được chẩn đoán có lượng đường trong máu cao từ khi còn rất trẻ. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn duy trì thói quen ăn uống kém lành mạnh như ăn món chiên rán nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, uống thức uống chứa đường. Các thực phẩm này thường chứa nhiều đường, hương liệu hóa học, giàu calo, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc các rối loạn chuyển hóa”.
“Lượng đường trong máu cao có thể tạo ra các chất oxy hóa trong cơ thể, gây viêm nhiễm. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Mức đường huyết cao có thể khiến các mạch máu ở thận bị thu hẹp và tắc nghẽn và khiến chức năng thận suy giảm”, bác sĩ Vương Dịch Thuần nói thêm.
Theo bác sĩ Vương Dịch Thuần, có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nhưng không được chẩn đoán kịp thời. Khi bệnh nhân đến viện vì có triệu chứng bất thường, họ đã được chẩn đoán gặp biến chứng suy thận.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bệnh nhân vô cùng hối hận vì khi được chẩn đoán có chỉ số đường huyết cao đã không thay đổi chế độ ăn uống và không đi khám định kỳ, khiến bệnh tình tiến triển nặng thành suy thận.
Bác sĩ Vương Dịch Thuần khuyến cáo mọi người nên giảm lượng đường tiêu thụ, hạn chế ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ để phòng ngừa tiểu đường và bảo vệ chức năng thận.
Ngoài ra, chuyên gia cũng lưu ý khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: khát nước; sụt cân; mờ mắt; ngứa da; tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu có máu; sưng mắt cá chân, bàn chân; mệt mỏi, suy nhược cơ thể; chán ăn; đau lưng hoặc đau vùng ngang thắt lưng; buồn nôn, nôn mửa;... người dân cần đặc biệt cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận. Lúc này, mọi người nên đến bệnh viện để thăm khám, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời (nếu có), tránh bệnh tiến triển nặng.
Đời sống & pháp luật