Lạ kỳ đến nhà con ăn cơm nhưng cụ ông U70 ‘trả tiền’ như ngoài hàng: Ai biết cũng nể vì dụng ý đằng sau
Các con của cụ ông nhận tiền và làm theo đúng như mong muốn của bố mình.
- 23-02-20241 loại hạt gia vị trị bách bệnh, có khả năng hạ đường huyết, phòng chống ung thư hiệu quả: Rất sẵn ở chợ Việt
- 22-02-2024Gửi tiết kiệm 34 tỷ đồng, 3 ngày sau, tài khoản còn đúng 0 đồng: Ngân hàng tuyên bố 82 năm sau mới hoàn trả lại tiền
- 21-02-2024Không phải chạy bộ, cụ bà thọ 107 tuổi nhờ 1 bộ môn trị bách bệnh, giúp hạ đường huyết hiệu quả
Ở thời điểm nào cũng vậy, lương hưu đều trở thành một điểm tựa để những người cao tuổi đảm bảo cuộc sống ở năm tháng cuối đời. Tuy nhiên, việc sử dụng khoản lương hưu này như thế nào cho hợp lý để không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân mà còn có thể giúp đỡ con cái là vấn đề mà nhiều cụ ông, cụ bà quan tâm. Cách làm ông Lý (Chiết Giang, Trung Quốc) dưới đây là ví dụ để bạn có thể học hỏi nếu thấy phù hợp.
Theo đó, năm nay ông Lý đã 68 tuổi. Mỗi tháng, ông thường nhận được 4.000 NDT (khoảng 13 triệu đồng) tiền lương hưu. Số tiền này đủ để ông trang trải chi phí hàng ngày mà không cần phụ thuộc vào bất cứ ai.
Ông cho biết mình có 2 người con gồm 1 trai, 1 gái. Tất cả các con đều đã lập gia đình và có cuộc sống riêng. Để thể hiện sự quan tâm của mình đối với những người con của mình, ông quyết định cho chúng 50 NDT (khoảng 340.000 đồng) mỗi lần đến nhà ăn tối.
Ban đầu, các con của ông Lý một mực từ chối nhận số tiền này. Bởi tất cả đều hiểu rằng chăm sóc bố mẹ khi về già là trách nhiệm của những người làm con. Họ cho rằng việc ông trả tiền từng bữa ăn như vậy chẳng khác nào xem đây là mối quan hệ xa lạ, không phải cha con.
Tuy nhiên, ông Lý nhất quyết dúi vào tay các con. “Bố đưa số tiền này cho các con không phải là trả tiền cho bữa ăn. Càng không phải bố cho rằng các con không đủ khả năng tài chính. Bố đưa số tiền này để hy vọng các con có thể sử dụng nó nhằm đầu tư cho học hành, y tế giúp nâng cao chất lượng đời sống gia đình mình”. Đó là lời giải thích của cụ ông về những lần đưa 50 NDT cho các con sau mỗi buổi ăn tối ở nhà chúng.
Sau khi hiểu về mong muốn của bố, các con của ông Lý gật đầu nhận số tiền đó. Họ bắt đầu gom lại những lần bố đưa 50 NDT để tích thành khoản tiền lớn. Khi đã đủ, 2 người con sử dụng tiền để đăng ký cho con của mình vào những lớp học phụ đạo nhằm nâng cao năng lực toàn diện. Họ cũng dùng số tiền nhận được để mua các thực phẩm chức năng, các gói bảo hiểm để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho các thành viên trong nhà. Từ đây, chất lượng cuộc sống của gia đình được nâng cao.
Thời gian trôi qua, các con của ông Lý nhận ra việc làm của bố rất ý nghĩa. Thay vì cho các con của mình cả 1 khoản tiền lớn, ông chia lẻ ra nhằm giúp các con học được cách tích góp từng khoản tiền nhỏ.
Ông Lý cho biết cách làm này của mình không chỉ thể hiện sự quan tâm của cha mẹ với con cái. Nó còn nâng cao ý thức trách nhiệm về việc phải nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình một cách toàn diện. Ngoài ra, việc làm này của ông còn giúp các con học cách quản lý quỹ gia đình hợp lý.
Tất nhiên, cách làm của ông Lý không phải phù hợp với mọi gia đình. Bởi hoàn cảnh của mỗi nhà là khác nhau. Bạn nên xây dựng kế hoạch sử dụng lương hưu phù hợp dựa trên tình hình thực tế.
Song dù cha mẹ có yêu thương con cái đến đâu cũng không nên bao bọc và lo toan cho các con quá đà. Điều này sẽ khiến các con nảy sinh tâm lý dựa dẫm, không chịu trách nhiệm và làm chủ cuộc sống của chính mình.
Thêm nữa, sau khi nghỉ hưu, nguồn tài chính của cha mẹ thường bị hạn chế. Trong khi đó, sức khỏe dần yếu đi, dễ gặp phải những vấn đề cần đến tiền bạc. Dù bậc cha mẹ có sẵn sàng giúp đỡ con cái đến đâu cũng cần để lại cho mình một đường lui. Trong đó tiền bạc được xem như một pháp khí giúp tuổi già an nhàn.
Khi tự chủ về tài chính, bạn sẽ không cần phải sống phụ thuộc quá nhiều vào con cái và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa, người già càng nhiều tài sản càng được con cháu kính nể và làm chủ được cuộc sống của mình.
Đặc biệt, có một điều bạn cần lưu ý là dù nhiều tài sản đến đâu cũng không nên giao cho con cái quá sớm. Bởi như vậy chẳng khác nào bạn đang cho con cái mình một cuộc sống dễ dàng và tự đặt mình vào thế chủ động. Bên cạnh đó, việc giao tài sản cho con cái quá nhiều hoặc quá sớm còn là nguồn cơn khiến không ít trường hợp tình cảm gia đình tan nát vì tranh giành tài sản.
Bạn cần nhớ rằng không phải con cái mà bản thân mình mới là chỗ dựa vững chắc nhất. Dựa núi núi sẽ đổ, dựa người người sẽ chạy. Do đó, trong mọi trường hợp, mỗi người hãy chuẩn bị cho mình một khoản tài chính vững chắc trước khi muốn giúp đỡ con cái.
Phụ nữ số