Lá lách và dạ dày khỏe hay yếu chỉ cần nhìn vào 5 điểm trên cơ thể là sẽ rõ
Nếu lá lách và dạ dày không khỏe, mắc bệnh tật thì cơ thể sẽ phát ra nhiều tín hiệu cảnh báo. Trong đó có nhiều bất thường dễ dàng thấy bằng mắt chúng ta nên tự kiểm tra thường xuyên hơn.
- 22-10-2023Dạ dày luôn khỏe nếu bạn biết uống 4 loại nước, ăn thêm “3 vàng - 2 trắng” này
- 18-10-2023Loại quả là “vua trái cây” chống ung thư tự nhiên, dạ dày không tốt ăn ngay quả xanh, bổ gan, ăn liền khi chín
- 16-10-2023Đứng hay ngồi sau khi ăn thì tốt hơn? 3 điều phải tránh để không tự hại dạ dày
Lá lách và dạ dày còn được gọi là tỳ vị, lá lách là tỳ, còn dạ dày là vị. Không chỉ nằm gần nhau mà khi đánh giá sức khỏe, lá lách và dạ dày cũng luôn được nhắc đến cùng nhau. Lá lách thì tham gia dự trữ, điều hòa tuần hoàn và tái tạo tế bào máu, chống nhiễm trùng cho cơ thể. Còn dạ dày thì đảm nhận chức năng tiêu hóa, tức là chứa và chuyển hóa thức ăn.
Vì vậy, khi tỳ vị có vấn đề hay mắc bệnh, cơ thể sẽ có nhiều khác thường, sinh hoạt hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng. Muốn biết tỳ vị của mình đang khỏe hay yếu, bạn có thể tự kiểm tra sơ bộ thông qua 5 vị trí sau đây:
1. Lưỡi
Kiểm tra lưỡi là một trong những cách đơn giản nhất để biết lá lách và dạ dày của bạn khỏe hay không. Lưỡi người khỏe mạnh thường có màu hồng, sạch sẽ, được bao phủ bởi các nhú cảm giác, độ linh hoạt cao và không có biểu hiện sưng hay đau, viêm nhiễm. Ngược lại, những người tỳ vị yếu, mắc bệnh thì cả màu sắc lẫn hình dáng của lưỡi đều có thể thay đổi.
Còn người bị tỳ vị hư, nhiệt - tức là lá lách có vấn đề thì lưỡi thường mềm khác lạ, các nhú cảm giác trên bề mặt ít hơn, tạo ra mặt lưỡi trơn tru nhưng có chút dính. Cũng có thể sẽ bị dày hơn, màu tím hoặc đỏ đậm hơn bình thường. Lưỡi của người vị - tức là dạ dày yếu thì thường có màu nhọ nhạt, thậm chí trắng bệch hay là có lớp màng trắng ở mặt trên của lưỡi. Có thể lưỡi trở nên cứng hơn và vị giác bị suy giảm. Một số trường hợp tỳ vị quá kém còn xuất hiện các vết lạ như dấu răng bất thường, viền lưỡi “nham nhở” và cảm giác nóng rát nhẹ ở lưỡi.
2. Môi
Những người có lá lách và dạ dày yếu thì môi thường tái, không có màu hồng, rất khô, dễ bị lột da, nứt môi. Những triệu chứng như miệng hôi, nướu sưng đau đa phần có liên quan đến khả năng tiêu hóa kém của tỳ vị. Trong khi đó, người khỏe mạnh thì môi sẽ hồng từ nhạt tới đậm, cảm giác căng ẩm và không nứt nẻ.
Kiểm tra môi, lưỡi thường xuyên có thể giúp bạn biết được tình trạng lá lách và dạ dày (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, chảy nước miếng khi ngủ cũng là một biểu hiện của việc thiếu tỳ khí. Hay nói cách khác là bị thiếu lá lách hoặc chức năng của dạ dày suy giảm. Môi sưng nhẹ và màu đậm lên nhiều cùng cảm giác lạnh hoặc nóng bất thường ở môi không liên quan tới thời tiết cũng có thể là do tỳ vị gặp vấn đề.
3. Bắp chân
Bắp chân cũng có thể phản ánh sức khỏe của lá lách và dạ dày. Y học cổ truyền cho rằng, 2 cơ quan này điều hòa máu và nước lưu thông trong cơ thể. Vì vậy, khi chúng gặp vấn đề sẽ dẫn tới kinh mạch không thông, cơ thể bị sưng phù, nhất là ở bắp chân. Dễ nhận ra nhất là bắp chân sẽ tăng lên về kích thước nhưng lại yếu đi. Nếu trường hợp tỳ vị hư hàn nặng, còn có thể gây cứng, tê hoặc đau nhức bắp chân. Nếu không chữa trị kịp thời, để lâu ngày có thể gây viêm khớp.
Hay nhiệt độ vùng da ở bắp chân tăng lên bất thường, cảm thấy lạnh bắp chân khó hiểu cũng có thể là do dạ dày và lá lách bị suy yếu.
4. Mắt
Nhiều người không biết rằng khi lá lách và dạ dày yếu sẽ ảnh hưởng tới cả đôi mắt. Lý do là các cơ quan này gặp vấn đề sẽ dẫn đến dễ bị thiếu máu. Từ đó ảnh hưởng đến gan, trong khi mắt là bộ phận phản ánh tình trạng sức khỏe của gan sớm nhất và rõ ràng nhất. Như vậy, muốn biết lá lách và dạ dày khỏe không thì xem mắt có gì bất thường không là biết.
Cụ thể, tỳ vị yếu hoặc tỳ vị hư hàn, tức là lá lách và dạ dày gặp vấn đề thì khó tránh khỏi mỏi mắt bất thường, tầm nhìn không ổn định, thường xuyên nhìn không rõ do suy giảm thị lực đột ngột. Ngoài ra, do lá lách và dạ dày liên quan đến hấp thụ, bài tiết cũng như trao đổi chất trong cơ thể, nên khi chúng bị suy yếu cũng có thể dẫn đến mắt bị sưng hoặc bị đỏ không rõ nguyên nhân và lặp lại dai dẳng.
5. Tóc
Theo Y học cổ truyền, tỳ vị khỏe thì tóc mới có thể bóng mượt, dài nhanh, ít gãy rụng. Bởi vì các cơ quan này đảm nhiệm các vai trò liên quan tới tiêu hóa, trao đổi chất, thải độc, tăng cường tuần hoàn máu, kiểm soát hệ miễn dịch.
Nếu dạ dày gặp vấn đề, chuyển hóa kém khiến da và tóc bị thiếu dinh dưỡng, từ đó khó tránh khỏi khô hơn và xơ hơn, dễ gãy rụng. Thức ăn tích tụ lâu ngày trong dạ dày cũng dễ khiến cơ thể tích tụ độc tố, tóc trở nên xấu hơn. Ngoài ra, thực tế lâm sàng cho thấy những người mắc bệnh nặng về dạ dày thường có phần tóc hai bên thái dương dễ bạc hơn.
Tóc nhờn, gãy rụng nhiều cũng có thể là do tỳ vị gặp vấn đề (Ảnh minh họa)
Còn đối với lá lách, cơ quan này gặp vấn đề thì tuần hoàn máu cũng không thể trơn tru. Lúc này, tóc nhận được ít máu và dinh dưỡng hơn dẫn đến thiếu dưỡng chất, chân tóc bị khô và rụng nhiều. Lá lách suy yếu cũng nhanh chóng khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng và tóc rụng nhiều là một trong những biểu hiện khi miễn dịch giảm nhanh. Đồng thời, tỳ vị hư hàn còn gây rối loạn bài tiết, thải độc kém dẫn tới tóc rất nhanh nhờn, bết, mất đi sự mềm mại.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng những bất thường kể trên ngoài phản ánh tình trạng lá lách và dạ dày thì cũng có thể do các vấn đề sức khỏe khác. Tốt nhất là nên nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia y tế để tìm ra gốc rễ vấn đề và giải quyết hiệu quả hơn.
Phụ nữ Việt Nam