Là phóng viên tài chính, tôi đúc rút ra bài học dạy con để xây dựng quỹ tiết kiệm và duy trì an toàn tiền nong suốt đời
Tôi rút ra điều quan trọng nhất là cần cởi mở và không giấu diếm khi nói chuyện về tiền nong với con.
- 20-07-2024"Đỉnh cao" vén khéo: Từ hai bàn tay trắng, vợ chồng lương 20 triệu/tháng mua được mảnh đất 800 triệu - Tất cả nhờ 1 nguyên tắc quản lý tài chính
- 13-07-2024Người trẻ tranh luận: Tuổi 25 nên sống tiết kiệm hay chi tiền cho bản thân? - Trả lời sai có thể khiến bạn hối hận về tài chính khi về già
- 10-07-2024Tại sao làm việc quần quật vẫn nghèo? Tác giả 'Cha giàu, cha nghèo' chỉ ra 5 KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH, biết sớm bớt loay hoay
*Dưới đây là chia sẻ của ông Lee Boyce - Biên tập viên của This is Money và là phóng viên tài chính có hơn 14 năm kinh nghiệm tại Anh.
"Ông Boyce, cháu cần kiếm được bao nhiêu tiền để hạnh phúc?"
Đó chỉ là một trong hàng chục câu hỏi sâu sắc đáng ngạc nhiên mà tôi nhận được từ các học sinh trong một buổi ghé thăm trường Tiểu học của con gái. Tôi đã ở đây sau khi nhà trường kêu gọi các phụ huynh giúp đỡ vào "Ngày toán" (Maths day) bằng cách đến, nói về công việc của chúng tôi và cách các con số đóng vai trò trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nói thẳng, ban đầu, tôi đến tham dự chương trình này với tâm thế miễn cưỡng. Tôi nghĩ rằng bản thân đang từ bỏ thời gian quý báu của mình cho một điều vô ích. Hơn nữa, những đứa trẻ chỉ mới 10, 11 tuổi và làm sao căn phòng toàn trẻ con này lại muốn nghe tôi huyên thuyên về tài chính cá nhân, báo chí và thế giới việc làm?
Chắc hẳn, chúng quan tâm đến Taylor Swift, TikTok nhiều hơn một số người ở độ tuổi 30, đang làm việc ở London (Anh) để viết và biên tập các bài viết về lương hưu, đầu tư và tiết kiệm.
Tuy nhiên, bị vợ thúc giục đến dự ngày lễ này vì cô ấy cho rằng đây là điều thú vị, tôi đã tạm gác lại công việc của mình. Tuy nhiên, trong suốt 1,5 tiếng ngồi trò chuyện với 6 học sinh theo vòng tròn, tôi nhanh chóng nhận ra đây là 90 phút được sử dụng một cách xứng đáng.
Thế nhưng thực tế, tôi thực sự kinh ngạc trước những câu hỏi mà những đứa trẻ sắp vào Trung học đưa ra cho mình. Tôi đã đánh giá sai về các cô cậu bé này - họ nhìn thấy thế giới việc làm và đánh giá cao về chủ đề tiền nong hấp dẫn hơn tôi tưởng tượng.
Những đứa trẻ khao khát tìm ra câu trả lời cho những chủ đề vô cùng phức tạp. Tiền được tạo ra như thế nào? Làm sao để xác định được con đường sự nghiệp nên theo đuổi? Tại sao Toán học lại quan trọng khi máy tính bỏ túi đã có trên điện thoại và những đứa trẻ cần làm gì để mua nhà trong tương lai?,...- đây chỉ là một số góc nhìn nhỏ thể hiện sự tò mò của những đứa trẻ.
Là một biên tập viên tài chính, tôi đã dạy con mình về tiền như thế nào?
Khi buổi trò chuyện kết thúc, tôi bước ra ngoài nắng với cổ họng khản đặc và nhận ra rằng việc chúng nuôi dưỡng sự tò mò của con cái về tiền bạc và công việc là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển của chúng. Đứa con 5 tuổi của tôi thường hỏi những câu hỏi như vậy. Và câu hỏi yêu thích nhất của chúng hiện nay là: Tại sao bố mẹ phải có việc làm khi đã lớn tuổi?
Thay vì chọn giải pháp dễ dàng là gạt phắt đi bằng một câu trả lời hài hước, tôi cố gắng giải thích về việc trả nợ vay mua nhà và tiết kiệm tiền cho kỳ nghỉ mà không làm đầu óc bé nhỏ của con bé quá tải.
Tôi còn có kế hoạch viết một số hướng dẫn cho trẻ nhỏ về tiền bạc, cụ thể là cho bốn nhóm tuổi - nửa đầu tiểu học và nửa cuối, nửa đầu trung học phổ thông và nửa cuối, và trải nghiệm tại trường đã thúc đẩy tôi thực hiện điều đó.
Hiện nay tôi đánh giá có một sự thiếu hụt rõ rệt về giáo dục tài chính, từ khi trẻ còn nhỏ cho đến khi còn là thanh thiếu niên. Thật vậy, một trong những quyết định tài chính lớn nhất mà nhiều người đưa ra khi ở ngưỡng cửa trưởng thành là vay tiền học đại học.
Vậy tôi sẽ dạy 2 đứa con gái của mình điều gì về tiền bạc khi chúng lớn lên?
Vài năm trước, tôi đã rút ra bảy bài học mà tôi dự định truyền đạt – từ lãi kép đến giải thích về tài sản so với lương hưu và nghệ thuật tiết kiệm. Nhưng quan trọng nhất là tôi cần cởi mở nói chuyện với con tiền bạc và không bao giờ né tránh thực tế cũng như sức mạnh của tiền đối với chúng ta.
Quay lại câu hỏi mở đầu của những đứa trẻ, "Bạn cần kiếm được bao nhiêu để được hạnh phúc?". Nó làm tôi mất bối rối và hoang mang. Một câu hỏi khó mà tôi chưa từng nghĩ đến trước đây.
Chúng ta ám ảnh về tiền lương, về việc leo lên nấc thang sự nghiệp, mua những thứ lớn hơn và tốt hơn. Nhưng liệu có điều gì trong số đó thực sự khiến chúng ta hạnh phúc không?
Hy vọng rằng câu trả lời của tôi cho học sinh đủ thận trọng để nói rằng: Sự hài lòng trong công việc, cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là quan trọng ngang với việc kiếm được từng đồng lương.
Theo Daily Mail
Nhịp sống thị trường