MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạc là “củ trường sinh” hay "khắc tinh" gây nhiều loại bệnh? Mách bạn bí quyết biến lạc thành "thần dược" bảo vệ sức khỏe

17-11-2021 - 14:03 PM | Sống

Lạc là “củ trường sinh” hay "khắc tinh" gây nhiều loại bệnh? Mách bạn bí quyết biến lạc thành "thần dược" bảo vệ sức khỏe

Lạc là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà lại rẻ tiền, dễ kiếm. Lạc chứa một lượng lớn Steroid thực vật, một chất rất có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu sử dùng sai cách và không đúng liều lượng thì lạc có thể trở thành “độc dược” lúc này không hay.

Có nhiều người cho rằng lạc có thể làm giảm đột quỵ và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy đâu là sự thật?

Mới đây, tạp chí nổi tiếng của Mỹ "Stroke" đã công bố một bài nghiên cứu, trong đó chỉ ra rằng ăn một lượng lạc vừa phải mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và các bệnh tim mạch.

Để đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chọn 74.793 người Nhật Bản và tiến hành điều tra họ trong khoảng 15 năm. Kết quả cho thấy những người ăn trung bình 4 hạt lạc mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ đột quỵ (thấp hơn 20%) do thiếu máu cục bộ hơn những người không ăn lạc. Nghiên cứu cũng cung cấp cơ sở cho việc tại sao lạc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Lạc rất giàu axit béo không bão hòa đơn, axit béo không bão hòa đa, khoáng chất, xenlulo và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này có thể cải thiện mức độ lipid và lipoprotein. Do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm mức huyết áp và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, lạc còn chứa chất β-Sitosterol có tác dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.

Lạc là “củ trường sinh” hay khắc tinh gây nhiều loại bệnh? Mách bạn bí quyết biến lạc thành thần dược bảo vệ sức khỏe - Ảnh 1.

Mỗi 100g lạc còn chứa 8,48 mg kẽm, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và chống lão hóa.

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng củ lạc còn chứa chất "Resveratrol". Loại chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà còn có thể ngăn chặn tiểu cầu ngưng tụ.

2. Lợi ích của việc ăn một ít lạc mỗi ngày

Lạc là “củ trường sinh” hay khắc tinh gây nhiều loại bệnh? Mách bạn bí quyết biến lạc thành thần dược bảo vệ sức khỏe - Ảnh 2.

Ngoài việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, ăn đậu phộng điều độ còn có nhiều lợi ích khác.

Tăng trí thông minh

Củ lạc chứa lượng lớn protein. Trong thành phần protein này, có chứa hơn 10 loại axit amin thiết yếu. Đặc biệt, thành phần chất Lysine trong củ lạc có tác dụng tăng cường trí thông minh của trẻ em, còn hoạt chất axit glutamic và axit aspartic thì có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào não và tăng cường khả năng ghi nhớ sự việc của bộ não.

Chống lão hóa sớm

Nhờ vào hoạt chất Catechin, củ lạc có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa lão hóa ghé thăm sớm. Việc thường xuyên bổ sung lạc vào trong khẩu phần ăn sẽ rất hiệu quả trong công cuộc chống lão hóa. Chính vì những công dụng tuyệt vời này mà quả lạc được người xưa mệnh danh là "quả trường sinh", giúp chúng ta được trẻ hơn nhiều so với độ tuổi của mình.

Phòng ngừa ung thư đại tràng

Các chất xơ của củ lạc khi được tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể sẽ giống như một miếng bọt biển có khả năng thấm hút được các chất lỏng khác và sau đó tạo thành những dải băng chất cặn bã để đào thải ra ngoài cùng với phân. Đồng thời khi các chất này đi qua đại tràng, chúng sẽ giúp hấp thụ được một số chất độc nhờ vậy giúp làm giảm sự tích tụ của các độc tố bên trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng hiệu quả.

Phòng chống trầm cảm

Củ lạc là nguồn cung cấp dồi dào axit amino tryptophan cho cơ thể. Đây là chất cần thiết cho quá trình sản sinh Serotonin – là một chất có lợi cho bộ não, giúp cải thiện tâm trạng, thư giãn và làm suy giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Chống ung thư

Tác dụng của củ lạc giúp chống ung thư hiệu quả nhờ vào hoạt chất Beta – sitoserol (SIT). Chất này là một dạng của Phytosterol có chức năng làm giảm nồng độ Cholesterol LDL xấu, bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa hiện tượng xơ cứng, xơ vữa động mạch xảy ra. Đồng thời, các chất này còn giúp ức chế sự sinh trưởng và hình thành các khối u, giúp phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả.

3. Mặc dù đậu phộng tốt nhưng chúng lại là "khắc tinh" của những người này

Lạc là “củ trường sinh” hay khắc tinh gây nhiều loại bệnh? Mách bạn bí quyết biến lạc thành thần dược bảo vệ sức khỏe - Ảnh 3.

Đối với những người da tiết dầu mạnh và dễ nổi mụn, ăn quá nhiều lạc sẽ dẫn đến da và nang lông tiết ra nhiều dầu hơn, vì vậy họ nên hạn chế tiêu thụ lạc..

Nhiều người nghe nói lạc có rất nhiều lợi ích nên họ đã ăn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng mọi thứ đều có mặt lợi và mặt hại. Mặc dù lạc có nhiều lợi ích nhưng một số người không thích hợp để ăn. Vậy những ai nên giảm ăn đậu phộng?

Người bị bệnh gút

Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nếu ăn chế độ nhiều chất béo sẽ làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn. Trong khi lạc lại chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn.

Bệnh nhân tiểu đường

Việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên. Việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Trong khi đó 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo. Vì vậy, việc ăn lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.

Người bị cao huyết áp

Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút. Người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Người mắc bệnh về đường tiêu hóa, gan mật

Hàm lượng chất đạm và chất béo trong lạc tương đối cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến một số cơ quan trong cơ thể hoạt động quá tải gây ra các triệu chứng khó tiêu, tiêu chảy. Vì vậy, những người mắc bệnh đường tiêu hóa, gan mật nên ăn ít đậu phộng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được ăn lạc mốc, lạc có mùi lạ, mùi hắc, vị chua.... Vì trong lạc mốc có chứa mầm mống của chất gây ung thư, chất độc, nấm mốc có hại cho sức khỏe của bạn.

Cách chế biến lạc tốt nhất

Lạc là “củ trường sinh” hay khắc tinh gây nhiều loại bệnh? Mách bạn bí quyết biến lạc thành thần dược bảo vệ sức khỏe - Ảnh 4.

Có rất nhiều cách chế biến lạc như chiên, ăn sống, ninh, hầm... Tuy nhiên, phương pháp chế biến đúng nhất cũng như phát huy hết tất cả các chất dinh dưỡng có trong lạc chính là luộc.

Lạc có rất nhiều lợi ích, vậy làm thế nào để phát huy hết công dụng của lạc và biến chúng thành "thần dược"?

Ngày nay, trong cuộc sống thường ngày, lạc được sử dụng bằng cách ăn sống hoặc nấu chín, vậy giữa việc ăn sống và nấu chín, cách nào có lợi cho sức khỏe hơn?

Nếu lạc được luộc chín, sức nóng của nước sẽ làm giảm bớt lượng chất béo có trong lạc. Bởi vậy lạc nấu chín có thể ăn nhiều và thoải mái hơn. Vỏ ngoài màu đỏ của lạc có tác dụng giảm huyết áp, điều chỉnh cholesterol. Các sách y học xưa ghi lại rằng lạc giúp bổ trung ích khí, khi luộc với nước muối sẽ giúp dưỡng phổi.

Tuy nhiên, nếu lạc rang được chiên dầu, nhiệt sẽ tăng lên và sau khi hấp thụ một lượng lớn dầu, chưa kể đến sự xuất hiện của các chất gây ung thư khác nhau trong quá trình chiên dầu ở nhiệt độ cao, thì ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Có người cho rằng ăn sống sẽ giữ được các chất dinh dưỡng tốt nhất. Trên thực tế, điều này là sai lầm. Ăn quá nhiều lạc sống dễ gây ra các triệu chứng khó tiêu, do đó không nên ăn nhiều lạc sống. Ngoài ra, lạc là loại thực vật được trồng trong đất, hạt lạc lại nằm dưới đất chứ không lộ thiên, bởi vậy hạt lạc sống có thể chứa trứng của nhiều loại kí sinh trùng và ăn lạc sống có thể khiến cơ thể bị nhiễm bệnh do kí sinh trùng gây ra. Do đó, từ góc độ an toàn thực phẩm, chúng ta không nên ăn lạc sống trực tiếp.

Nguồn và ảnh: Aboluowang

Lâm Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên