MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãi suất giảm, vốn chảy vào chứng khoán?

Lãi suất giảm, vốn chảy vào chứng khoán?

Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất. Dù lãi suất xuống thấp nhưng nguồn tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm vẫn tiếp tục tăng và nhiều dấu hiệu cho thấy đang chảy vào chứng khoán, bất động sản.

Bước vào những tháng cuối năm 2020, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm sâu và được dự báo còn dư địa giảm thêm.Tại nhiều ngân hàng, vào đầu tháng 12/2020 lãi suất huy động tiếp tục giảm. Vietinbank, BIDV, Agribank hạ lãi suất huy động kỳ hạn 12-36 tháng về mức 5,6%/năm, giảm 0,2 điểm so với trước đó.

Động thái hạ lãi suất cũng được ghi nhận ở khối ngân hàng cổ phần. Nam Á Bank đồng loạt giảm 0,2 điểm % lãi suất tiền gửi các kỳ hạn 6-11 tháng và 18-28 tháng, về mức 6,2% năm và 6,8%/năm. Lãi suất các kỳ hạn trên 12 tháng tại MBBank giảm 0,1 - 0,2 điểm %, cao nhất còn 6,4%/năm. Biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy của Techcombank giảm 0,2 - 0,4 điểm % so với tháng 10/2020.

VPBank là ngân hàng có lãi suất huy động thấp nhất thời điểm hiện tại, ở mức 5,5%/năm (áp dụng cho khoản vốn huy động từ 50 tỷ đồng trở lên).

Dù được hứa hẹn tặng thêm 0,2 điểm % và sẽ được nhận quà tặng cho khoản tiền gửi 1 tỷ đồng tại thời điểm tất toán ở VIB, song chị Huyền Mai (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, mức ưu đãi này vẫn quá thấp, chênh lệch tới hơn 1% điểm so với thời điểm năm 2019. Giao dịch tại SCB chi nhánh Lê Trọng Tấn, Hà Nội, chị Lan Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Lãi suất tại đây là 6,95%/ năm, không cao nhưng so với mặt bằng chung thời điểm này, ít lựa chọn khá khẩm hơn nên tôi vẫn gửi. Tôi không kinh doanh, đầu tư, chỉ gửi ngân hàng”.

Lãi suất huy động giảm khiến các ngân hàng không còn mặn mà với kỳ hạn tiến gửi trên 36 tháng như trước.Thay vào đó, kỳ hạn huy động dài nhất chỉ đến 24 tháng hoặc 36 tháng.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020 vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, 10 tháng đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi đạt 10,65%, tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng.

Sau khi xuống đáy, thị trường chứng khoán Việt đang tăng mạnh.Nhà đầu tư mới mở tài khoản tăng cao kỷ lục, nguồn tiền đổ vào tăng và trở thành lực đẩy khiến thị trường liên tiếp thăng hoa.Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/12, chỉ số VN-Index đạt 1.045 điểm, vượt mốc năm 2019. Dòng tiền vẫn là một trong những yếu tố quyết định xu hướng tăng của thị trường. Thanh khoản trên sàn HOSE tuần qua đạt mức bình quân trên 10.000 tỷ đồng,

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định, trong và sau dịch COVID-19 nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những tài sản an toàn hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có nhiều cơ hội đầu tư chứng khoán. Ông Lực cho rằng, với khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế khá nhanh được dự báo ở mức 6,5-7% giai đoạn 2021-2025, khả năng TTCK Việt Nam được nâng hạng giai đoạn 2022-2023 là khá cao. So với các nước trong khu vực, TTCK Việt Nam vẫn ở mức tích cực, vốn hóa tăng, thanh khoản thị trường tốt, giá cả hợp lý.

Theo Việt Linh - Ngọc Linh

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên