MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãi suất tăng, đồng bạc xanh mạnh nhưng giá vàng cũng… trên đỉnh: Thứ kim loại quý này đã không còn là “kẻ thù” của đồng USD mạnh?

26-09-2023 - 13:33 PM | Tài chính quốc tế

Giá vàng vẫn duy trì đà tăng suốt cả năm qua khi các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Trung Quốc, tiếp tục tăng mua trong khi các nhà đầu tư đặt cược rằng suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ có lợi cho vàng.

Lãi suất tăng, đồng bạc xanh mạnh nhưng giá vàng cũng… trên đỉnh: Thứ kim loại quý này đã không còn là “kẻ thù” của đồng USD mạnh? - Ảnh 1.

Cái gì quyết định giá vàng? Trong phần lớn thập kỷ qua, câu trả lời rất dễ dàng: Đó là tỷ giá. Tỷ giá càng giảm thì vàng càng tăng và ngược lại.

Người ta vẫn luôn cho rằng vàng là thứ “chống USD” – vốn dành cho những người không tin tưởng vào tiền tệ pháp định. Vì vậy, việc giá cả tăng trong một thế giới có lãi suất thấp và đồng USD yếu là điều đương nhiên. Ngược lại, khi lãi suất tăng, vàng – vốn không mang lại lợi nhuận – tự nhiên sẽ kém hấp dẫn hơn, khiến giá sụt giảm.

Thế nhưng, khi lãi suất được điểu chỉnh theo lạm phát tăng vọt trong năm nay lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, vàng thỏi hầu như không bị ảnh hưởng. Lợi suất thực, được đo bằng trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát kỳ hạn 10 năm, tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2009 trong khi vàng giao ngay chỉ giảm 0,5% trong cùng ngày. Lần gần nhất tỷ giá ở mức này, giá vàng chỉ bằng một nửa so với hiện tại.

Vậy điều gì đang diễn ra? Liệu có phải mối quan hệ giữa vàng và lãi suất thực đã thay đổi, khiến các nhà đầu tư phải vật lộn để tính toán “giá trị hợp lý” của nó trong một thế giới mà các phương trình cũ dường như không còn phù hợp. Đó là câu hỏi lớn mà nhiều người vẫn đang tìm câu trả lời.

Lãi suất tăng, đồng bạc xanh mạnh nhưng giá vàng cũng… trên đỉnh: Thứ kim loại quý này đã không còn là “kẻ thù” của đồng USD mạnh? - Ảnh 2.

Nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu qua từng quý.

Điều gì đang giữ giá vàng tiếp tục tăng?

Các nhà phân tích chỉ ra rằng sự kết hợp giữa việc các ngân hàng trung ương đẩy mạnh mua vàng, dẫn đầu là Trung Quốc, cùng với việc các nhà đầu tư vẫn đặt cược rằng suy thoái kinh tế ở Mỹ, nếu xảy ra, sẽ có lợi cho vàng ngay cả khi các lý thuyết thông thương nói rằng đã đến lúc bán ra.

Marco Hochst, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Berenberg, nói rằng: “Các mô hình của chúng tôi cho thấy mức giá 2.000 USD/ounce là quá đắt”. Tuy nhiên, quỹ đầu tư trị giá 340 triệu USD mà công ty của Hochst đang quản lý vẫn nắm giữ 7% tài sản là vàng. “Theo quan điểm của chúng tôi, vàng trong tươn glai có vẻ hấp dẫn hơn nhiều”, Marco Hochst nói.

Có nhiều mô hình hoặc cách tính toán khác nhau để đánh giá giá trị của vàng nhưng về bản chất, hầu hết chúng đều phản ánh các nguyên tắc cơ bản về sự tương quan giữa vàng với lãi suất và đồng USD. Thông thường, các nhà quản lý sẽ bán vàng khi đồng USD mạnh và lãi suất tăng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, biến động của giá vàng có vẻ không giống như những gì đã từng xảy ra khi các ngân hàng trung ương đẩy mạnh việc mua vào. Đó là lý do khiến vàng không giảm. Tuy nhiên, không thể xác định điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhất là khi các ngân hàng trung ương đang có dấu hiệu giảm mua vàng.

Tham khảo: Bloomberg

Linh Anh

Nhịp sống Thị trường

Trở lên trên