Lãi suất tăng mạnh, gửi kỳ hạn nào có lợi nhất?
Xu hướng tăng lãi suất huy động các kỳ hạn dài lên mức kỷ lục hơn 9%/năm gần đây khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi băn khoăn không biết gửi thế nào có lợi nhất?
- 21-03-2017Lãi suất "liệu cơm gắp mắm"
- 21-03-2017Lãi suất đồng loạt tăng vọt: Kỷ lục mới sau nhiều năm
- 20-03-2017Ngân hàng nhỏ chạy đua tăng lãi suất kiểu mới
Chị Minh Ngọc (ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) cầm trong tay 500 triệu đồng tiền nhàn rỗi vừa tất toán ở một ngân hàng (NH) nhưng chưa biết nên tiếp tục gửi lại hay chuyển sang NH khác có lãi suất cao hơn khi một số NH thương mại đang “chạy đua” phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất rất cao.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, đến thời điểm này, đã có nhiều NH thương mại phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung của lãi suất huy động thông thường.
Cách đây gần 1 tuần, Sacombank bắt đầu phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng VNĐ trên toàn hệ thống với mệnh giá tối thiểu 10 triệu đồng, kỳ hạn 5 năm trở lên hoặc 7 năm với mức lãi suất lên tới 8,88%/năm; được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi, được chiết khấu và tự do chuyển nhượng cho NH bất cứ lúc nào.
Chỉ 2 ngày, NH này đã huy động được đủ số vốn cần thiết. Tuy không tiết lộ số vốn huy động được nhưng đại diện Sacombank cho biết con số này lên tới hàng ngàn tỉ đồng và rất nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm dưới dạng chứng chỉ tiền gửi nhưng chương trình đã kết thúc.
Dù vậy, Sacombank không phải là NH huy động vốn dưới dạng chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất cao nhất. Trước đó, VPBank cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi VNĐ ghi danh dành cho khách hàng cá nhân, kỳ hạn từ 18-60 tháng với mức lãi suất “kỷ lục” 9,2%/năm cho khoản tiền gửi từ 5 tỉ đồng trở lên. Các NH khác như Việt Á, LienVietpostbank… cũng huy động vốn dưới dạng chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất từ 8,2%-8,8%/năm tùy từng kỳ hạn.
Gửi tiết kiệm kỳ hạn dài sẽ có mức lãi suất cao hơn
Không chỉ lãi suất huy động VNĐ qua chứng chỉ tiền gửi tăng mạnh, nhiều NH thương mại cũng đã tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài trên 12 tháng lên mức khá cao. Như tại VietCapital Bank, biểu lãi suất huy động mới nhất vừa được NH này niêm yết từ ngày 21-3 với mức lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn 18-60 tháng cao nhất là 7,8%/năm. Tại VietBank, biểu lãi suất vừa được điều chỉnh với kỳ hạn 36 tháng mức lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 7,9%/năm…
Lãi suất tiền gửi liên tục nhích lên ở một số NH, một số kỳ hạn khiến nhiều người có nguồn tiền nhàn rỗi không khỏi băn khoăn gửi kỳ hạn nào có lợi nhất. Theo chị Minh Ngọc, khoản tiền 500 triệu đồng chị vừa tất toán ở một NH với kỳ hạn 1 năm, mức lãi suất là 7%/năm.
“Giờ nếu gửi lại kỳ hạn 13 tháng, mức lãi suất mới NH này áp dụng là 7,4%/năm nhưng một số NH khác huy động kỳ hạn 15 tháng với mức lãi suất 7,8%/năm. Gần đây có vài NH huy động qua chứng chỉ tiền gửi ghi danh với mức lãi suất cao hơn rất nhiều nhưng lại không được rút vốn trước hạn” - chị Minh Ngọc băn khoăn.
Ngay ở các kỳ hạn ngắn, lãi suất của một số NH cũng được điều chỉnh tăng lên so với trước đây. Đang có khoản tiền 600 triệu đồng nhàn rỗi trong thời gian chờ tìm mua chung cư, chị Ngọc Mai (ngụ quận Bình Tân, TP HCM) tìm đến NH hay giao dịch, gửi kỳ hạn 1 tháng với mức lãi suất 4,7%/năm. Có điều, sau khi gửi xong chị mới biết nhiều NH đang huy động lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên tới 5,5%/năm.
“Nếu gửi tiết kiệm qua kênh online, lãi suất sẽ được cộng thêm từ 0,1%-0,2%/năm nhưng tôi không để ý, đến khi tất toán xong mới biết” - chị Ngọc Mai nói.
Theo các chuyên gia, với những khoản tiền nhàn rỗi dưới 1 tỉ đồng, người gửi tiền nên chọn kỳ hạn dài từ 12 tháng trở nên để hưởng lãi suất cao hơn. So với tiền gửi tiết kiệm thông thường, chứng chỉ tiền gửi dù lãi suất cao nhưng khách hàng sẽ không được rút vốn trước hạn.
Phó tổng giám đốc một NH cổ phần phân tích về chi trả thì tiền gửi tiết kiệm ưu tiên chi trả trước so với chứng chỉ tiền gửi, do đó người gửi tiền nên cân nhắc chọn NH và xem kỹ quy định về chứng chỉ của NH phát hành để tránh phiền phức phát sinh.
Giữ tiền đồng vẫn có lợi hơn USD
Sau động thái tăng lãi suất USD lên mức 0,75%-1% của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), giá USD trên thị trường quốc tế được dự báo sẽ tiếp tục đi lên khi Fed dự kiến có thêm 2 lần điều chỉnh lãi suất trong năm nay, gây áp lực lên tỉ giá USD/VNĐ. Nhiều người băn khoăn nên giữ USD hay VNĐ?
Theo chuyên gia tài chính TS Huỳnh Trung Minh, trong ngắn hạn người dân có nhu cầu cho con đi du học, khám chữa bệnh… có thể tạm thời giữ ngoại tệ nhưng nếu không có nhu cầu bán ngoại tệ lấy VNĐ gửi tiết kiệm sẽ có lợi hơn. Chẳng hạn, nếu gửi 2 tỉ đồng ở NH, mỗi tháng khách hàng sẽ nhận được trên 10 triệu đồng tiền lãi, cả năm khoảng 130 triệu đồng nhưng nếu giữ USD từ đầu năm đến giờ bán chỉ được lời vài chục triệu đồng.
Người lao động