Làm 3-4 tiếng mỗi ngày vẫn kiếm 100 triệu đồng/tháng 'cực nhàn': Đây là xu hướng kiếm tiền ‘kiểu mới’ được nhiều quốc gia ủng hộ, trong đó có Việt Nam
Làm việc với thời gian tùy thích mà vẫn “rủng rỉnh” đầy túi đang là xu hướng của nhiều bạn trẻ.
- 31-12-2022Thế giới sắp mở ra hiện tượng đầu tư ‘15 năm có 1’: Đây là thời kỳ ‘vàng’ để kiếm tiền, chớp thời cơ ngay nếu không muốn bỏ lỡ lãi khủng
- 30-12-2022Trước thềm năm mới: hàng loạt lao động trẻ của quốc gia này nghỉ việc với lý do…bị ốm
- 30-12-2022Jeff Bezos: Từ con số 0 đến tỷ phú thế giới, áp dụng quy tắc ‘ngược đời’...nhưng ai nắm vững là khởi nghiệp ‘ngon lành’
- 28-12-2022Bất chấp thị trường bất động sản bấp bênh, cặp vợ chồng vẫn ‘rót tiền’ vô tư và ‘thắng’ hơn 700 triệu đồng/tháng nhờ 4 chiến lược vàng
Michelle Checchi (29 tuổi) đã rời nước Mỹ vào năm 2019 và dự định sẽ chu du khắp nơi trên thế giới trong khoảng vài tháng cho đến khi hết tiền tiết kiệm.
Hiện tại, Checchi là một nhà văn tự do và người sản xuất video. Thu nhập của cô giao động 4000 USD/tháng (hơn 94 triệu đồng) và chỉ làm từ 15-30 giờ mỗi tuần (trung bình 3-4 tiếng/ngày) theo thông tin do Insider cung cấp.
Cô nói: “Thay vì mãi quanh quẩn tại một nơi cố định, Checchi thích cảm giác được sống ở nhiều nơi trên thế giới, được làm khách du lịch và chu du khắp nơi”.
Xu hướng Digital nomad
Checchi là một trong những người trẻ đang có xu hướng làm việc online từ xa, thông qua các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính và không ở một nơi cố định.
Đây là xu hướng làm việc “digital nomad”, dân du mục kỹ thuật số được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chỉ cần wifi, một thiết bị điện tử như laptop hoặc điện thoại, họ có thể làm việc ở bất kỳ đâu và thường xuyên di chuyển giữa các quốc gia. Công việc này chủ yếu thuộc các ngành nghề như marketing, truyền thông, IT, thiết kế, dạy kèm hoặc tư vấn.
Khái niệm digital nomad xuất hiện lần đầu trong cuốn sách "The Digital Nomad" xuất bản vào năm 1997. Tuy nhiên, đến năm 2014, lối sống làm việc này mới bùng nổ ở nhiều nước trên thế giới.
Theo thống kê của MBO Partners, nước Mỹ hiện có 15 triệu người đang áp dụng hình thức “digital nomad” này, tăng 42% so với năm 2020 và 112% so với năm 2019. Công việc này có tính linh hoạt cao, dễ dàng sắp xếp thời gian và có thu nhập khá. Đặc biệt, digital nomad tạo điều kiện cho các bạn trẻ được chu du khắp nơi mà vẫn có thể kiếm tiền như đi làm bình thường.
Tính đến tháng 6 năm nay, hơn 25 quốc gia đã ủng hộ xu hướng này bằng cách phát hành digital nomad visa. Đây là giấy tờ cho phép những người làm việc theo phong cách “du mục” được di chuyển đến các quốc gia khác làm việc từ xa một cách hợp pháp.
Bên cạnh đó, bối cảnh đại dịch Covid trong thời kỳ 2021-2022 đã gây khó khăn trong việc di chuyển và thị thực du lịch, nhưng xu hướng làm việc du mục vẫn không hạ nhiệt trong phạm vi quốc gia. Lý do là vì cộng đồng digital nomad có thể đáp ứng nhu cầu về mặt nhân sự cho lĩnh vực công nghệ gần như đang dẫn đầu nền kinh tế.
Mặt khác, đại dịch cũng làm tăng tỷ lệ làm việc từ xa. Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã quen với phong cách “work from home” hoặc làm việc “remote”.
Còn đối với Michelle Checchi, Mỹ có chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ nên việc sống ở nước ngoài và làm việc nhiều nơi giúp cô có cuộc sống thoải mái hơn.
Thu nhập cao
Sau khi tốt nghiệp vào năm 2015, Checchi phụ trách sản xuất tin tức địa phương trong bốn năm. Tuy nhiên cô luôn có mong ước sẽ được đi du lịch và trải nghiệm tự do.
Vào tháng 9 năm 2019, cô đã bán hầu hết tài sản của mình, lái xe khắp đất nước và quyết định đáp chuyến bay một chiều đến thành phố Tel Aviv, Israel. Checchi cho biết trong những tháng đầu tiên ở nước ngoài, cô đã tới đảo Síp, Ấn Độ và Nepal và sống rất tiết kiệm.
Nhưng sau khoảng ba tháng, khi số tiền dự trữ sắp hết, Checchi đã nảy ra một ý tưởng: Điều gì sẽ xảy ra nếu cô tìm ra cách kiếm tiền kể cả khi làm việc từ xa mà không cần đến công ty? Checchi bắt đầu tìm kiếm công việc trên trang web Upwork và các nền tảng khác để có được các hợp đồng viết lách tự do.
"Tôi đã nghĩ, nếu tôi kiếm một công việc toàn thời gian, nó sẽ khiến tôi chỉ có thể ở mãi một nơi. Tôi muốn có một công việc mà bản thân được tự do, đi đến nhiều địa điểm khác nhau mà vẫn có thu nhập”, Checchi nói.
Mặc dù cô đã tìm được một số công việc tương tự với mong muốn, nhưng thời gian đầu thu nhập không được tốt. Checchi chỉ kiếm được vài trăm USD và nó không đủ để cô quay về Mỹ.
Nhưng dần dần, quy trình làm việc của Checchi bắt đầu phát triển. Sau khoảng sáu tháng, cô đã kiếm được số tiền bằng với vị trí sản xuất tin tức (khoảng 50.000 USD mỗi năm) nhưng chỉ phải làm việc nửa giờ/ngày. Đặc biệt, cô còn có thể đi du lịch khắp thế giới.
Vài tháng sau, Checchi có mức thu nhập vượt qua mức lương cũ của mình. Chi tính trong tháng 6, cô kiếm được 17.000 USD khi phụ trách sản xuất video từ xa cho một hội nghị.
Checchi cũng có hơn 68.000 người theo dõi trên TikTok. Cô thường đăng các video với nội dung chia sẻ các mẹo du lịch. Cô cũng mới kiếm được tiền qua mạng xã hội này, dù không nhiều.
Ngoài ra, Checchi thường đảm nhận vị trí ghostwriter - viết thay cho cá nhân hoặc doanh nghiệp, viết báo hoặc nội dung website. Nhưng cô dần nghiêng nhiều hơn về vị trí làm video. Checchi có nhiều tệp khách hàng khác nhau, nhưng cô thường quay phim và sản xuất nội dung cho các công ty trong ngành du lịch - những dự án thường trả tiền cho chuyến đi của cô.
Nhược điểm khi làm digital nomad
Khi không đi du lịch, Checchi có một nơi ở tại thành phố Tel Aviv. Cô cho rằng đây là “trung gian tiếp cận” giữa châu Âu và châu Á. Cô trả 871 USD/tháng (hơn 20 triệu đồng) để thuê một căn hộ tại thành phố này. Chi phí sinh hoạt tại đây cũng khá đắt đỏ.
Nếu Checchi đi du lịch một thời gian dài, cô sẽ cho thuê lại căn hộ này. Còn khi “dịch chuyển” khắp nơi, cô sẽ chọn ở trong các nhà nghỉ hoặc Airbnbs, điều này giúp cô duy trì ngân sách nhà ở hàng tháng khoảng 900 USD. Đây là một khoản tiết kiệm lớn so với giá thuê trung bình 3.100 USD (giá vào tháng 6) cho một căn hộ studio ở New York, nơi cô sống trước đây.
Nhưng công việc này không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Trong thời gian xảy ra đại dịch, Checchi phải trở về Mỹ và ở cùng gia đình tại Staten Island, New York một thời gian. Bên cạnh đó, chi phí đi lại cũng là một khoản “đau đầu” đối với công việc này.
Hơn nữa, việc phải “nay đây mai đó”, mọi người sẽ khó gặp mặt bạn bè cũng như xa gia đình. Đây sẽ là một khó khăn cho nhiều bạn. Vì vậy, công việc này không phải dành cho tất cả mọi người.
Nhưng Checchi lại rất tận hưởng. Cô có bạn "ở khắp mọi nơi” và thích cảm giác được gặp gỡ những người mới.
Việt Nam bắt nhịp xu hướng
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ người Việt lựa chọn cách làm việc này. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là những địa điểm được mọi digital nomad yêu thích. Tuy nhiên gần đây, Phú Quốc đang trở thành “đảo thiên đường” của con dân làm việc du mục.
Thục Hạnh, một digital nomad cho biết: “Tôi thích đảo Phú Quốc vì ở đây có nhiều địa điểm lưu trú đáp ứng mọi yêu cầu của tôi như nhà nhìn ra mặt biển, bữa tối chất lượng và một không gian làm việc thoáng đãng”.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường