Làm điều này, dù tập thể dục cũng khó thoát căn bệnh chết người
Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan đã phá vỡ một lầm tưởng tai hại liên quan tập thể dục.
- 18-02-2024Không phải tập thể dục hay ăn kiêng, cụ bà thọ 101 tuổi nhờ 1 bí quyết: Ai cũng dễ dàng áp dụng
- 17-02-2024Cặp vợ chồng có 9 người con, sống thọ hơn 115 tuổi nhờ 3 thói quen đơn giản, không phải tập thể dục
- 16-02-2024Khảo sát hơn 300 người trăm tuổi: Điểm chung của trường thọ không phải tập thể dục mà là 1 thứ “bổ tựa nhân sâm”, hạ đường huyết hiệu quả
Theo News-Medical, nhóm nghiên cứu Mỹ - Canada, dẫn đầu bởi Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan (Mỹ), có một chiến lược tiếp thị phổ biến rằng một số đồ uống giàu đường là phù hợp cho người tập thể dục và không có hại bởi vì bạn đã tập luyện.
Tuy nhiên, các bằng chứng mới khẳng định lợi ích của tập thể dục không vượt qua được tác hại của đồ uống có đường đối với nguy cơ mắc nhóm bệnh tim mạch - nhóm gây tử vong hàng đầu thế giới.
Các nhà khoa học đã sử dụng 2 nhóm thuần tập trong nghiên cứu với tổng số người khoảng 100.000, thời gian theo dõi là 30 năm.
Kết quả cho thấy những người tiêu thụ đồ uống có đường ở mức khiêm tốn là hơn 2 lần/tuần đã bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bất kể mức độ hoạt động thể chất.
Ngay cả khi việc tập thể dục của một người vượt qua được tiêu chuẩn khuyến nghị của Mỹ là ít nhất 150 phút/tuần, họ vẫn không chống lại nổi tác dụng phụ của đồ uống có đường.
Việc tập thể dục siêng năng chỉ giúp giảm tối đa là một nửa phần nguy cơ tăng thêm bởi đồ uống có đường.
Các loại đồ uống có đường được xem xét trực tiếp trong nghiên cứu bao gồm nước ngọt và các loại nước có gas khác, nước chanh và nước trái cây đóng hộp. Nước tăng lực chưa được phân tích nhưng các tác giả lưu ý rằng chúng cũng có xu hướng chứa nhiều đường.
GS Jean-Philippe Drouin-Chartier từ Đại học Laval (Canada), đồng tác giả, cho biết các loại thức uống chứa chất làm ngọt nhân tạo (đồ uống cho người ăn kiêng) có thể là lựa chọn "tạm ổn" hơn, tuy nhiên thức uống tốt nhất khi tập thể dục vẫn là nước.
Một hướng dẫn khác được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố giữa năm ngoái cho thấy chất làm ngọt nhân tạo nếu bị dùng thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường...
Theo nhiều bằng chứng khoa học được cung cấp bởi các nghiên cứu quốc tế, chất làm ngọt nhân tạo có thể phá hoại hệ vi sinh vật đường ruột và cơ chế chuyển hóa lành mạnh, do đó lâu ngày dẫn đến bệnh.
Trong khi đó, tim mạch là nhóm bệnh gây tử vong sớm hàng đầu theo thống kê của WHO cũng như nhiều cơ quan y tế cấp quốc gia, bao gồm Mỹ.
Bệnh tim mạch có thể dẫn đến các biến chứng và tai biến chết người, bao gồm đột quy, nhồi máu cơ tim, suy tim...
Người Lao động