MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm gì để giữ dòng vốn FDI?

Làm gì để giữ dòng vốn FDI?

Vốn đầu tư nước ngoài - dòng đầu tư quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam - đang có xu hướng chậm lại.

Thu hút đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm

Việt Nam lọt top 20 nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Đây là nội dung trong báo cáo vừa được công bố về đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển. Tuy nhiên, đây là kết quả dựa trên số liệu của năm ngoái khi tình hình dịch chuyển dòng đầu tư và dịch bệnh rất khác năm nay. Còn năm nay xu hướng giảm đã khá rõ.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 7 đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Vốn đăng ký cấp mới bình quân 1 dự án trong 7 tháng năm 2021 đạt 10,1 triệu USD/dự án (cùng kỳ năm 2020 đạt 5,8 triệu USD/dự án). Vốn đăng ký điều chỉnh đạt 4,54 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2020 .

Vốn đăng ký góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giảm theo xu hướng chung của năm 2021 cả về số lượt góp vốn và giá trị vốn góp. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tháng 7/2021 giảm 14,3% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Làm gì để giữ dòng vốn FDI? - Ảnh 1.

Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng chậm lại. Ảnh minh họa - TTXVN

Duy trì niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài

Dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu năm 2020 đã sụt giảm khoảng gần 40% khiến cho chính sách thu hút của nhiều điểm đến đầu tư trên thế giới phải thay đổi.

Dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh và sự thay đổi chung của dòng đầu tư trên thế giới nhưng đầu tư không chỉ đối mặt với những thách thức trước mắt, về trung và dài hạn vẫn có những ngành, lĩnh vực của Việt Nam rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tính chung 7 tháng năm 2021 vốn thực hiện ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là một trong những số liệu rất tích cực của những tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng nhìn thấy tiềm năng lớn tại thị trường Việt Nam, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội tích cực.

Ông Thạch Thụy Kỳ - Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế Văn hoá Đài Bắc (Trung Quốc) tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi hiểu rõ rằng Việt Nam là điểm đến đầu tư lý tưởng. Giá trị thương hiệu của Việt Nam trong năm ngoái tăng 9 bậc. Đây là một kết quả ấn tượng. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp chế tạo điện tử Đài Loan (Trung Quốc) đã và đang đầu tư tại Việt Nam".

Vậy những ngành nào vẫn là ngành hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam? Trong bối cảnh hiện nay, điều gì chúng ta có thể làm ngay để giảm bớt những tác động của dịch bệnh đến việc duy trì và tăng cường dòng vốn này?


Theo PV

VTV.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên