MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm gì thì làm, đừng để gia đình của bạn rơi vào 6 kiểu dưới đây: Không chỉ cuộc sống của bố mẹ mà ngay cả con cái cũng phải "khổ sở"

24-11-2019 - 23:43 PM | Sống

Nhà trị liệu Salvador Minuchin cho rằng một gia đình hạnh phúc là một gia đình có thể xử lý tốt các vấn đề. Điều này phụ thuộc vào việc thiết lập được ranh giới thích hợp giữa cha mẹ và con cái. Khi khoảng cách giữa cha mẹ và con cái trở nên quá nhỏ hoặc quá lớn là nguy cơ xảy ra các xung đột cũng như gây hại cho sự phát triển của con.

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, chúng ta cũng cần phải xem những người xung quanh chúng ta tốt hay không. Có những vấn đề thực tế trong gia đình, chúng ta có thể khó nhìn thấy nhưng chúng đang "ăn mòn" sự hạnh phúc, cần phải được khắc phục càng sớm càng tốt.

Bố mẹ không thống nhất khi dạy con

Đây là trường hợp rất cực đoan, kiểu gia đình này thường có một phụ huynh rất nghiêm khắc trong khi người còn lại quá khoan dung.

Làm gì thì làm, đừng để gia đình của bạn rơi vào 6 kiểu dưới đây: Không chỉ cuộc sống của bố mẹ mà ngay cả con cái cũng phải khổ sở - Ảnh 1.

Sự căng thẳng và bất đồng giữa cha mẹ trong cách nuôi dạy con sẽ khiến trẻ bị mất phương hướng, dễ có những hành động không kiểm soát hoặc trở nên khó bảo. Trẻ cũng có thể tìm thấy những sơ hở trong hệ thống nuôi dạy, bất cứ việc gì vốn không được phép chúng sẽ xin làm điều đó với người nào khoan dung hơn với chúng.

Một người quá bận rộn, một người phụ thuộc vào tình cảm của con

Về cơ bản, điều này xảy ra khi cha mẹ rất ít khi giao tiếp với nhau và cuộc sống cá nhân khá riêng biệt cũng là một điều bất lợi trong việc cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con.

Kiểu gia đình này chúng ta cũng bắt gặp khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày, một phụ huynh bận rộn với công việc, người còn lại sẽ nắm quyền kiểm soát con cái. Vì quá cô đơn, người ít bận rộn hơn sẽ chia sẻ sự thất vọng và bí mật của mình với đứa trẻ, thậm chí còn nói xấu đối phương để lôi kéo tình cảm của con và khiến chúng xa cách với ngườ còn lại. Điều này sẽ khiến trẻ mệt mỏi, buồn bã và trở nên căng thẳng lo sợ, đồng thời sẽ khiến gia đình có nguy cơ tan vỡ.

Một người độc đoán, người còn lại là nạn nhân

Kiểu gia đình này xảy ra khi một phụ huynh "độc tài" nắm mọi kiểm soát, trong khi người còn lại sẽ cùng với trẻ như một nạn nhân.

Làm gì thì làm, đừng để gia đình của bạn rơi vào 6 kiểu dưới đây: Không chỉ cuộc sống của bố mẹ mà ngay cả con cái cũng phải khổ sở - Ảnh 3.

Những đứa trẻ sẽ xem cha mẹ "bất lực" như bạn bè của chúng. Từ đó, người được xem là "nạn nhân" sẽ cùng con mình "cấu kết" lại để chống lại "kẻ độc tài". 

Kết quả, gia đình sẽ trở nên không kiểm soát được, cha mẹ thì một người thất vọng, cô đơn, người còn lại bị tổn thương và bị lạm dụng trong khi những đứa trẻ bị cuốn vào giữa.

Con cái kiểm soát cha mẹ

Hệ thống cấp bậc gia đình rối tung khi con cái được trao quyền thao túng cha mẹ. 

Đôi khi điều này xảy ra khi cha mẹ bị bệnh tật hoặc nghiện ngập, vì vậy họ không thể kiểm soát. Đứa trẻ sẽ hành động và cảm thấy nó có quyền làm bất cứ điều gì mình muốn.

Bố mẹ đối đầu với con cái

Cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái không phải là điều quá bất thường, nhưng sẽ không bình thường nếu ngày nào cha mẹ và con cái cũng xảy ra xung đột. Một trong những lý do hàng đầu là do khoảng cách thế hệ, hai người không tìm được tiếng nói chung.

Cha mẹ luôn mong đợi con cái của họ hành động theo "khuôn mẫu", trưởng thành và theo nguyên tắc. Ngược lại, những đứa trẻ mong cha mẹ thấu hiểu mình hơn. Sự căng thẳng và thông tin sai lệch cuối cùng sẽ kéo họ ra xa nhau.

Một thành viên gia đình bị cô lập

Thoạt nhìn, kiểu gia đình này có thể trông rất đoàn kết, nhưng thực sự có một thành viên thường bị bỏ rơi.

Làm gì thì làm, đừng để gia đình của bạn rơi vào 6 kiểu dưới đây: Không chỉ cuộc sống của bố mẹ mà ngay cả con cái cũng phải khổ sở - Ảnh 6.

Cũng có đôi khi, những thành viên đó tự cảm thấy mình bị cô lập bởi vì họ khác với các thành viên khác trong gia đình. Nhưng cũng có thể do cha mẹ tập trung quan tâm vào người khác và quên dành sự quan tâm cho thành viên còn lại. Cuối cùng, thành viên có thể chỉ cắt đứt quan hệ với gia đình.

Hoàng Ánh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên