Làm ngân hàng lương 30 triệu/tháng nhưng bỏ: Áp lực đến nằm viện, "quay xe" làm việc khác kiếm 10 triệu vẫn hơn
Công việc luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, vì nó đem đến nguồn thu nhập giúp nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, thu nhập không còn là tất cả!
- 04-05-2023"Hoa hậu chứng khoán" Mai Phương Thúy kiếm tiền theo "cấp số nhân" nhờ 2 kỹ xảo: 35 tuổi giàu đột biến vì "đầu tư nhờ chất xám"
- 04-05-2023Ai bảo "có con dừng cuộc chơi", hội phụ huynh rủ nhau du hí cuối tuần cực thích, trẻ con có cơ hội giao lưu bạn bè
- 04-05-2023Chỉ vì mất vị trí trên Google Maps mà khu tham quan vắng bóng khách, thế mới biết tầm quan trọng của GPS trong du lịch!
Cuộc sống của Nguyễn Phạm Vân Anh (28 tuổi, Hà Nội) suốt 7 năm nay: Nhận lương vài chục triệu ổn định hàng tháng, công việc khiến gia đình tự hào, họ hàng không tiếc lời khen với một cô gái làm ngân hàng vừa xinh đẹp, vừa giỏi kiếm tiền. Nhưng sau đó, là chuỗi ngày làm việc không ngừng nghỉ với số giờ luôn lớn hơn 8 tiếng/ngày, từng nhập viện vì xuất huyết dạ dày do thức khuya, ăn uống thất thường cộng với những bữa tiệc xã giao liên miên,...
Và rồi, đầu năm nay cô nàng đã đưa ra một quyết định táo bạo: Nghỉ việc ngân hàng lương 30 triệu/tháng, kiếm việc nhẹ nhàng hơn dù thu nhập thấp. Vân Anh cho biết: "Quãng thời gian qua cũng đủ để mình tích góp kinh nghiệm và một số vốn nhỏ. Vậy nên mình không muốn cả đời phải sống trong áp lực công việc như thế nữa!"
Làm ngân hàng lương 30 triệu/tháng, tích lũy được 1 tỷ sau 5 năm
Công việc của Vân Anh trải qua rất nhiều giai đoạn. Từ nhân viên quầy giao dịch có thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng, sau đó chuyển qua bộ phận chăm sóc khách hàng tín dụng và khách hàng doanh nghiệp thì thu nhập cao hơn. Làm được hơn 2 năm thì thu nhập đỉnh điểm của Vân Anh chạm mốc 26 triệu đồng. Và gần 5 năm nay, mức lương của Vân Anh luôn duy trì ổn định hơn 30 triệu/tháng. Chưa kể những dịp thưởng lễ, tết, hoặc thưởng KPI thì tổng thu nhập một năm cũng lên tới 400 triệu đồng.
Công việc thu nhập càng cao thì áp lực càng nhiều. (Ảnh minh họa)
Vân Anh cho biết: "Sau 5 năm làm ngân hàng, tổng số tiền mình tích lũy được đã cán mốc 1 tỷ đồng. Sau khi có được số tiền này, mình tận dụng thêm những ưu đãi về lãi suất cũng như ưu đãi của nhân viên ngân hàng để gia tăng tài sản. Quyết định nghỉ việc là khi mình cảm thấy an toàn với phần tài chính tích lũy được. Mình muốn chuyển sang công việc khác nhẹ nhàng hơn và hùn vốn kinh doanh cùng bạn bè. Đây cũng là bước ngoặt trong công việc khi mình sắp sửa bước sang tuổi 30."
Nói về lý do chính khiến Vân Anh nghỉ việc, cô nàng giải đáp: "Để kiếm được tiền ở ngân hàng thì đòi hỏi bạn phải có sự chăm chỉ, khả năng chịu áp lực cao và quan trọng nhất là một tư duy tốt về tiền. Ai làm ngân hàng lâu sẽ hiểu, nếu muốn có được khoản tích lũy đáng kể thì không chỉ nhận lương rồi gửi tiết kiệm, mà còn phải biết tận dụng ưu thế và xoay xở dòng tiền. Khoảng thời gian chuyển qua làm khách hàng doanh nghiệp, mình mới thực sự lĩnh hội được điều này và công việc từ đó cũng trở nên áp lực hơn. Không chỉ gói gọn áp lực trong doanh số, mà còn cạnh tranh gay gắt giữa từng nhân viên, từng ngân hàng và khả năng đàm phán điều kiện trên hợp đồng." Theo đó, cứ đến mỗi kỳ ký kết hợp đồng mới, Vân Anh liên tục phải thức khuya làm việc với cường độ cao. Đỉnh điểm là nhập viện vì xuất huyết dạ dày sau khi kết thúc chuỗi giao dịch lớn này.
"Làm ngân hàng nhàn cũng có, áp lực cực cao cũng có. Nhiều người lựa chọn vị trí nhẹ nhàng, nhận lương tuy thấp nhưng ổn định để bớt căng thẳng. Nhưng mình không muốn như vậy. Đã lựa chọn làm ngân hàng thì mình cũng muốn tận dụng triệt để cơ hội để kiếm tiền." Sau khi kiếm đủ, Vân Anh xin nghỉ việc và chuyển qua một công việc hoàn toàn mới.
Nghỉ việc lương cao, "quay xe" kiếm việc lương 10 triệu/tháng để nhẹ đầu
Con người chứ không phải máy móc, nên cũng có những lúc mệt mỏi. Thời điểm thấy bản thân đã kiệt sức, cũng không còn gánh quá nhiều nỗi lo cơm áo gạo tiền nữa nên Vân Anh không tiếp tục làm việc ở ngân hàng. Cô nàng chuyển sang hùn vốn kinh doanh cùng bạn, và xin vào làm nhân viên kinh doanh của một công ty chuyên mảng tài chính: "Với kinh nghiệm tích lũy được trong 7 năm làm ngân hàng, mình hoàn toàn có những lựa chọn với vị trí tốt hơn, nhận lương cao hơn. Nhưng mình lại từ chối hết và chỉ làm một nhân viên kinh doanh bình thường, hỗ trợ khách hàng xử lý giấy tờ và giải đáp thắc mắc là chính. Hàng tháng chỉ nhận về mức lương hơn 10 triệu đồng, nhưng lại khiến mình cảm thấy yên tâm hơn bao giờ hết. Đây là quyết định tự thưởng bản thân sau nhiều năm nỗ lực cố gắng."
Hãy luôn có một kế hoạch tài chính đi kèm với kế hoạch làm việc, nghỉ việc để chắc chắn rằng tâm lý không bị sốc trước các quyết định lớn trong sự nghiệp. (Ảnh minh họa)
Nhiều người thắc mắc Vân Anh còn trẻ như thế sao không tiếp tục xây dựng sự nghiệp. Vì với năng lực của cô, cố gắng thêm vài năm nữa chắc chắn sẽ có được một vị trí rất tốt trong ngành. Nhưng cô nàng lại không nghĩ như vậy: "Đến một thời điểm nào đó, tự nhiên sẽ không cảm thấy việc lao đầu vào kiếm tiền là quan trọng nhất. Mình hiện tại đã có một cuộc sống trong mơ: Công việc nhẹ nhàng 8 tiếng, nhà thuê nhưng đầy đủ tiện nghi, khả năng thanh toán chi tiêu và hỗ trợ gia đình tốt, tài khoản tiết kiệm có và cũng xây dựng một vài khoản đầu tư nho nhỏ." Với một cô gái sắp bước sang tuổi 30 như Vân Anh, cuộc sống hiện tại có lẽ là đích đến mà cô nàng đặt ra ngay tại thời điểm bắt đầu.
Tuy vậy, Vân Anh cũng có những tính toán riêng cho tương lai của mình: "Sau khi thu nhập bị cắt giảm một phần, mình cũng không còn chi tiêu quá nhiều như trước. Mức thu nhập chỉ bằng 1/3 trước đây khiến mình cần cân đối lại những khoản chi tiêu để không phạm vào tiền tích lũy. Đây cũng là bài toán tài chính mà mọi người cần cân nhắc trước khi nhảy việc."
Vân Anh làm thống kê hàng loạt các chi phí trong năm, rà soát từng khoản chi tiêu: Cái nào cố định, cái nào có thể cắt bỏ để nhận biết được dòng tiền đang đổ đi đâu. Sau đó là các chi phí tiền nhà, điện, tiền phụng dưỡng ba mẹ, các khoản tiền bảo hiểm, đầu tư hàng tháng. Sau đó, Vân Anh lựa chọn giữ lại những khoản tiền cố định như: nhà cửa, điện nước, và các chi phí bắt buộc... Đồng thời, cô nàng cũng cắt giảm khoản mua sắm, ăn uống đắt đỏ, chi tiêu linh tinh không mục đích. "Vì không có nợ ngân hàng hay bất cứ khoản nợ nào khác nên việc chi tiêu tương đối dễ lo liệu."
Cuối cùng, Vân Anh đúc rút kinh nghiệm sau khi nghỉ việc: Hãy luôn có một kế hoạch tài chính đi kèm với kế hoạch làm việc, nghỉ việc để chắc chắn rằng tâm lý không bị sốc trước các quyết định lớn trong sự nghiệp!
Thể thao văn hóa