Làm sếp phải biết lắc mông: Văn hóa ‘đáng sợ’ tại Trung Quốc với các CEO Mỹ, đến Elon Musk cũng phải nhập gia tùy tục
Văn hóa giao lưu, nhảy múa khi các CEO làm trò lố trên sân khấu tại Trung Quốc hiện đang ảnh hưởng ngược lại cả Phương Tây.
- 23-05-2023Có gì ở resort do HH Ngọc Hân làm sếp, giá phòng tới gần 100 triệu đồng/đêm: Khu nghỉ dưỡng 5 sao trên vịnh biển đẹp nhất Việt Nam, doanh thu 2022 tới hơn cả trăm tỷ đồng
- 27-10-2022Sao nữ cực 'mát tay' trong làng kinh doanh, vừa làm sếp lớn, vừa ở biệt thự rộng, 'lót tay' nhiều BĐS giá trị khác
- 27-09-2022Hé lộ thiếu gia nhà tỷ phú Ấn Độ giàu thứ hai thế giới: Từng sống kín tiếng, ngoại hình gây bất ngờ, trẻ tuổi nhưng đã làm sếp lớn ở tập đoàn
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), các CEO Mỹ đến Trung Quốc công tác thường sẽ phải đối mặt với một thách thức khó nhằn, không phải là áp lực từ cổ đông hay chính phủ mà là việc phải "giao lưu", nhảy múa và hát hò trên sân khấu trước đám đông.
Khi CEO Jensen Huang, nhà sáng lập sinh ra và học tập ở Mỹ, của Nvidia đến thăm nhà máy tại Thượng Hải, vị giám đốc này đã giao lưu và làm đám đông bất ngờ bằng một màn múa dân gian Trung Quốc.
Dù ở tuổi 60 và là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới nhưng CEO Huang đã vứt bỏ chiếc áo bò thường thấy để khoác lên mình một bộ áo hoa cho tiết mục múa có 1 không 2 này.
Theo video chưa được công bố chính thức, nhà sáng lập Nvidia cầm khăn tay hoa và cố gắng lắc hông theo một bài hát dân gian Trung Quốc về khát khao mái ấm cùng tình thương cha mẹ.
Mặc dù điệu "lắc hông" của ông Huang bị đánh giá là còn khá cứng nhắc và không khớp nhạc nhưng chúng cũng khiến khán giả thích thú.
Bản thân CEO Huang cũng thấy việc giao lưu này khiến mình có kết nối với nhân viên công ty hơn, nhất là với văn hóa quản lý coi trọng con người như ở Nvidia.
Nvidia có lịch sử tránh sa thải nhân viên trong các thời kỳ khó khăn. Suốt quãng thời gian đại dịch Covid-19 năm 2020 và đà lao dốc của tiền điện tử năm 2022 khiến máy đào Bitcoin dùng chip Nvidia mất giá, tập đoàn này không sa thải quá nhiều nhân viên như những hãng công nghệ khác..
Lần cắt giảm nhân sự hàng loạt cuối cùng của Nvidia diễn ra cách đây 15 năm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đến Elon Musk cũng phải lắc mông
Theo WSJ, những CEO Mỹ khi sang Trung Quốc, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán sẽ phải đối mặt với ánh đèn sân khấu, giao lưu với MC, khán giả bằng những trò vui nhộn như hát, nhảy...
Ngay cả khi những màn giao lưu, vũ đạo, ca hát này có dở thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là điều bình thường, tạo nên không khí ấm cúng, gần gũi trong doanh nghiệp.
Đây được cho là một văn hóa cực kỳ khác biệt so với tại Thung lũng Silicon khi tính chuyên nghiệp được đặt lên hàng đầu.
CEO Jensen Huang nhảy múa tại Trung Quốc
Theo Cựu phó chủ tịch Hugo Barra phụ trách hoạt động toàn cầu của Xiaomi, hoạt động giao lưu này là thường thấy và được xã hội chấp nhận nhằm tạo sự thân thiện giữa nhà quản lý với nhân viên.
"Tại Trung Quốc, các CEO được phép trở nên khôi hài, vui nhộn trên sân khấu:, ông Barra nhớ lại quãng thời gian nhảy múa, ca hát trên sân khấu cùng các lãnh đạo cấp cao của Xiaomi.
Thậm chí CEO Elon Musk của Tesla vào năm 2020 khi đến nhà máy Thượng Hải trong lễ giao hàng chiếc Model 3 đầu tiên cũng đã phải cởi áo vest và "nhập gia tùy tục", nhảy múa trước đám đông cuồng nhiệt.
Ảnh hưởng sang Mỹ
Tờ WSJ cho hay văn hóa giao lưu tại Trung Quốc đang ảnh hưởng ngược lại đến chính Phương Tây theo một khía cạnh nào đó.
Nhà đồng sáng lập Apple, ông Steve Wozniak đã tham gia chương trình thi nhảy "Dance With The Stars", trong khi khi tỷ phú Mark Cuban cũng lắc lư theo nhạc để giao lưu với đám đông.
Tương tự, nhà sáng lập Bill Gates của Microsoft cũng từng nhảy múa trong chương trình với Jerrry Seinfield.
Tại Trung Quốc, những nhà lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp và việc các CEO Mỹ nhập gia tùy tục với những màn giao lưu nhảy múa sẽ gắn kết họ với nhân viên dễ dàng hơn.
Thậm chí theo nhà sáng lập Chris Pereira của hãng tư vấn iMpact, hành động này còn là để bày tỏ lòng biết ơn của các lãnh đạo với đóng góp của nhân viên trong suốt thời gian qua.
Tất nhiên, việc bị lôi kéo lên sân khấu làm trò lố không phải ai cũng thích, nhưng nhiều CEO lại coi đó là một phần tất yếu.
Ví dụ như nhà sáng lập Jack Ma của Alibaba đã luyện tập để biến hình thành ca sĩ nhạc rock với áo da và hát trước 60.000 nhân viên năm 2019 nhằm kỷ niệm 20 năm thành lập doanh nghiệp.
"Việc các CEO nhảy múa có thể không thường thấy tại Phương Tây nhưng có khi đây lại là cách kết nối hiệu quả mà họ nên học hỏi từ Trung Quốc", ông Pereira nhận định.
*Nguồn: WSJ
An Ninh Tiền Tệ