Làm thế nào để "vua" trái cây Việt giành ngôi vương tại thị trường Trung Quốc?
Sầu riêng Việt ngảy càng ghi được dấu ấn tại thị trường Trung Quốc. Qua con số xuất khẩu tăng trưởng theo tháng, vua trái cây có thể sẽ giành ngôi vương tại thị trường này.
- 07-07-2024Lốc xoáy khổng lồ ở Trung Quốc
- 07-07-2024Thượng đỉnh NATO 2024: Thời điểm không thể tệ hơn và bản thông cáo chung "chốt chắc" phần về Trung Quốc
- 06-07-2024Tesla lần đầu được chấp nhận dùng làm xe công ở Trung Quốc
- 06-07-2024Trung Quốc dùng máy 'tự chế' để đào đường hầm dài 12 km cách mặt sông băng chỉ 1-2 km, đi xuyên qua một trong những dãy núi dài nhất thế giới
Sầu Thái ngày càng lép vế với sầu Việt
Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của các nước ASEAN. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, Trung Quốc chiếm đến hơn 93% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam với kim ngạch đạt 857,8 triệu USD, tăng 78,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn ước tính của Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt tới 1,5 tỷ USD.
Mới đây, đưa ra thống kê về lượng nhập khẩu sầu riêng, Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho hay, nước này đã nhập khẩu 582.624 tấn sầu riêng tươi trong 5 tháng đầu năm với trị giá gần 2,9 tỷ USD, tăng 8,7% về lượng và 7,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, đã từng là nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc, hiện nhập khẩu từ Thái Lan giảm tới 2,5%, xuống còn 2,2 tỷ USD. Đáng mừng là nhập khẩu từ Việt Nam tăng 61% lên mức 661,1 triệu USD. Với kết quả này, Việt Nam tiếp tục đứng thứ hai về xuất khẩu sầu riêng tươi vào Trung Quốc với thị phần chiếm 23% so với mức 15% của cùng kỳ năm ngoái.
Hơn thế nữa, theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng Việt Nam đang được đánh giá có nhiều lợi thế hơn của Thái Lan về chất lượng, về sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm. Nhất là khi vào vụ không bị cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan. Thời điểm hiện tại Trung Quốc vẫn tăng mua sầu riêng Việt Nam qua các tháng.
Còn theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, sầu riêng nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc được nhiều thuận lợi và ưu việt cạnh tranh hơn các đối thủ khác như thời gian vận chuyển nhanh, giá thành cạnh tranh. Điều này hứa hẹn một kim ngạch bùng nổ trong thời gian tới.
Làm thế nào để vua trái cây Việt giành ngôi vương tại thị trường Trung Quốc?
Trao đổi với phóng viên VTVTimes, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho hay, dự kiến trong năm nay nước ta và Trung Quốc sẽ ký Nghị định thư mới về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh. Đây là sẽ là cơ hội "vàng" để sầu Việt chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
Thêm vào đó, một điểm thuận lợi rất lớn của sầu riêng Việt, có lợi thế lớn hơn hẳn so với đối thủ chính là khả năng sản xuất sầu riêng trái vụ. Điều này, đối thủ số một của nước ta là Thái Lan chưa làm được.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế, các sản phẩm và thực phẩm chế biến sẵn đang là một ngành hàng rất tiềm năng tại Trung Quốc và sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác. Đối với sầu riêng cũng không ngoại lệ.
Bên lề câu chuyện này, đại diện Bộ Công thương chia sẻ, theo chuyên gia nông nghiệp của Thái Lan, các nhà xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc phải chịu chi phí vận chuyển lượng chất thải từ 65-70% vỏ dầu riêng (đã bỏ thịt vì chỉ 30 - 35% quả sầu riêng có thể ăn được).
Do đó, nếu chỉ xuất khẩu phần thịt sầu riêng sang Trung Quốc thì chunngs ta có thể giảm đáng kể chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận và giá trị xuất khẩu. Hơn thế nữa, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, khi xuất khẩu nguyên phần thịt sầu riêng, cơ hội để tạo dựng thương hiệu và choán ngôi "vương" tại thị trường Trung Quốc cho sầu riêng Việt Nam là rất lớn. Quan trọng là doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư cho công nghệ chế biến và bảo quản, đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập khẩu của thị trường này. Thậm chí, nếu nâng cao được chất lượng, đa dạng sản phẩm, sầu riêng Việt Nam sẽ thu hút được nhiều thị trường tiềm năng trong tương lai.
Về vấn đề này, theo ông Nguyên, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có yêu cầu kiểm soát chất lượng cao hơn. Với thịt sầu riêng chắc chắn sẽ còn nhiều yêu cầu, tiêu chí phải đáp ứng hơn nữa. Nhìn từ việc một số lô hàng gần đây bị cảnh báo nhiễm chất cấm, gây ảnh hưởng đến uy tín hàng Việt, bản thân các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra chất cấm ngay tại vườn và cơ sở đóng gói để đảm bảo không có lô hàng nào nhiễm chất cấm được xuất khẩu. "Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, tránh tình trạng thu mua hàng hóa từ những nơi không được cấp phép, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng cũng cho hay, theo nghiên cứu thị trường, nhu cầu về sự tiện lợi của sản phẩm ngày càng lớn, xuất khẩu thịt sầu riêng cắt sẵn hoặc đông lạnh phù hợp với người tiêu dùng hiện đại. Các doanh nghiệp đang nghiên cứu hướng đến các hoạt động bán hàng trực tuyến, xuất khẩu trực tuyến để đạt được sản lượng lớn với lợi nhuận cao nhất./.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện sầu riêng Việt Nam đang được xuất khẩu sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh là sản phẩm đang được các doanh nghiệp xuất khẩu đi nhiều quốc gia.
Về diện tích, chưa đầy 10 năm, diện tích sầu riêng của Việt Nam đã tăng gần 5 lần. Hiện diện tích sầu riêng cả nước tăng từ 32.000ha năm 2015 lên hơn 150.000ha năm 2023, tương ứng với sản lượng sầu riêng tăng từ 366.000 tấn lên hơn 1,2 triệu tấn.
VTV