Làm theo 3 lời khuyên trong hồi ký của Michelle Obama, tôi chứng kiến sự nghiệp ngày một thăng hoa: Trưởng thành là không ngừng tìm cách hoàn thiện bản thân!
Cuốn hồi ký của Michelle Obama không chỉ giúp chúng ta tìm thấy tiếng nói mà còn thay đổi cách chúng ta nghĩ về giá trị, thất bại và mục tiêu.
- 11-12-2019Ở Hà Nội có bún chả Obama thì đêm qua Sài Gòn cũng đã có "quán cơm Obama", do hai vợ chồng cựu Tổng thống đích thân chỉ điểm đến ăn
- 01-11-2019Cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Barack Obama tiết lộ bí quyết giúp bạn sở hữu bản sơ yếu lý lịch ấn tượng: Sự độc đáo chính là chìa khóa
- 29-10-2019Phớt lờ lời khuyên chân thành của bà Michelle Obama, Meghan Markle mắc sai lầm nghiêm trọng và lún sâu vào con đường tối tăm
Đối với một nhà văn, tiếng nói là điều rất quan trọng. Kể cả đối với một nhà báo, đó là điều khiến công việc mang đậm dấu ấn cá nhân: tông giọng, các cụm từ cụ thể, cách diễn đạt - mọi thứ đều làm nên phong cách giao tiếp đặc trưng của bạn.
Trong suốt những tháng năm sự nghiệp, tôi đã phát triển tiếng nói của mình. Tuy nhiên, dù bạn làm trong lĩnh vực nào, điều này cũng đòi hỏi cả một quá trình. Vì thế, tôi đã rất hứng thú khi biết tới tác phẩm của Michelle Obama - "Becoming: A Guided Journal for Discovering Your Voice".
Đọc xong, tôi ngưỡng mộ cách mà cựu Đệ nhất phu nhất Mỹ chia sẻ về những khó khăn của riêng bà khi đến tuổi trưởng thành, kết hôn, sinh con và tạo dựng sự nghiệp. Cuốn sách khiến tôi tin rằng những điều mà bà đã trải qua sẽ khai sáng phần nào sự nghiệp mà tôi vẫn chưa kịp khám phá.
Dưới đây là 3 điều tôi đã rút ra được từ cuốn hồi ký của Michelle Obama
Hiểu rõ và kể lại được câu chuyện của bản thân
Bà Michelle Obama mở đầu cuốn sách với một thông điệp rất quan trọng: "Nếu bạn không nhận ra câu chuyện của mình quan trọng đến mức nào thì không ai khác có thể hiểu được. Dù không hề dễ dàng, bạn vẫn phải có đủ sức mạnh để chia sẻ sự thật của mình. Vì thế giới sẽ cần nghe nó".
Kể lại câu chuyện cá nhân của mình không phải là việc dễ dàng, nhất là đối với những người hay để ý tới câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của người khác. Não bộ khiến chúng ta cảm thấy ngại ngùng, khó khăn khi nói về chính mình. Thế nhưng, trong cuốn sách, Michelle Obama đã thúc giục các độc giả thực hiện thử thách: Tự giới thiệu về bản thân cho người chưa từng biết mình.
Đây không chỉ là việc giúp bạn rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và chỉnh sửa. Quan trọng hơn, nó là chất xúc tác để bạn dẹp bỏ những chi tiết không có giá trị đối với chính mình và những người nghe tiềm năng.
Thông thường, chúng ta sẽ giới thiệu về quê hương, trường học, gia đình và nghề nghiệp. Tuy nhiên, một câu chuyện thực sự sẽ ẩn mình giữa những thông tin đó.
Chẳng hạn, tôi là người phụ nữ đầu tiên trong gia đình nhận nuôi tốt nghiệp đại học. Chỉ một câu đó cũng nói lên rất nhiều về việc tôi là ai và tôi ở vị trí nào trong mối quan hệ với mọi người.
Quan điểm của bà Obama là mỗi câu chuyện đều mang lại giá trị trong từng quyết định nhỏ mà chúng ta đưa ra khi tiết lộ về câu chuyện của bản thân cho người khác. Hiểu rõ mình là ai và chia sẻ điều đó với những người xa lạ là vô cùng quan trọng. Đó là sự chấp nhận và tôn trọng giá trị bản thân.
Ngoài ra, cuốn hồi ký cũng giúp tôi biết cách mô tả khoảnh khắc tự hào nhất của bản thân theo cách tường tận. Hãy phân tích kỹ khoảnh khắc đó, tìm ra được kỹ năng và khả năng tạo nên thành quả đó mà bạn có thể tận dụng trong sự nghiệp sau này.
Quản lý mục tiêu hiệu quả hơn
Đây là một việc cơ bản nhưng lại không dễ để thực hiện, khi mà cuộc sống và công việc của chúng ta còn xoay quanh nhiều người khác.
Là một người mẹ phải đi làm hàng ngày, tôi thường bỏ qua mục tiêu cá nhân để phục vụ gia đình. Thậm chí, việc liệt kê ra một mong muốn cũng khiến tôi cảm thấy khó khăn. Tôi thấy mình ích kỷ, hẹp hòi khi nghĩ về những mục tiêu không đem lại lợi ích gì cho gia đình mình.
Thế nhưng, bà Obama lại tiếp cận mọi thứ từ những điều quen thuộc, từ liệt kê những trò chơi tuổi thơ cho đến lời bạn muốn nói với một người thân đã khuất. Tất cả là để khám phá điều gì khiến bạn trở nên độc đáo và điều gì giúp bạn đưa ra quyết định.
Nhằm giúp độc giả biến mong muốn thành các mục tiêu có thể thực hiện được, bà Obama đã hướng dẫn mọi người "viết ra từng bước đơn giản giúp biến giấc mơ thành hiện thực". Đây chính là chìa khóa thành công cho bất kỳ mục tiêu nào, đặc biệt là với những mục tiêu lớn như xin việc hay thăng chức.
Đồng nghiệp của tôi đã tham gia một cuộc thi marathon, được thăng chức và tiết kiệm được 20% thu nhập của mình trong một năm. Thế nhưng, cô nói rằng mình chưa bao giờ đặt ra tất cả những mục tiêu ấy. Thay vào đó, cô ấy tập trung vào xây dựng lối sống lành mạnh. "Có những thứ nằm trong tầm kiểm soát của tôi - đó là thói quen. Thay vì tập trung vào kết quả cuối cùng, ta nên tập trung vào quá trình thực hiện nó".
Qua thời gian, chỉ một hành động nhỏ cũng có thể đem lại một thành quả to lớn. Phương pháp trên của bà Obama đã khuyến khích mọi người hiểu được tầm quan trọng của tư duy này.
Suy ngẫm về nỗi sợ hãi và thất bại
Chủ đề xuyên suốt trong cuốn hồi ký của bà Obama là nhận thức. Để tìm thấy tiếng nói của bản thân, bạn phải học cách dập tắt tiếng ồn trong đầu mình - tư duy thất bại. "Thất bại là cảm giác hiện diện trước khi điều đó biến thành sự thật. Sự dễ bị tổn thương khiến chúng ta tự ngờ vực bản thân và cảm giác đó ngày càng gia tăng qua nỗi sợ hãi", bà viết.
Thất bại là cảm giác khó có thể nuốt trôi, nhất là khi chúng ta đã chuẩn bị và thực hiện thứ mà chúng ta nghĩ là sản phẩm tốt nhất của mình. Tôi đã trải nghiệm điều này khi không đạt được mục tiêu đã đề ra trong một dự án mà tôi đã thực hiện vô cùng chăm chỉ. Lúc đó, tôi tỏ ra can đảm và không phàn nàn tới nửa lời. Tôi chỉ biết tiếp tục cố gắng bằng tất cả khả năng của mình. Tuy nhiên, điều tôi thực sự muốn làm là ngồi phàn nàn, than thở với đồng nghiệp về sự bất công của cuộc đời.
Trong cuốn hồi ký, Michelle Obama kể rằng bà thường bị cho là nóng tính chỉ vì là một phụ nữ da màu mạnh mẽ. Bà đã phải rất vất vả để có thể kiểm soát được phản ứng của mình trước định kiến như vậy. Khi gặp thất bại, chúng ta thường dễ rơi vào cái bẫy tự nghi hoặc bản thân.
Theo bà Obama, cách để giải quyết vấn đề này là tự viết một bức thư cho bản thân khi còn trẻ. Đây là cơ hội để bạn nhận ra mình đã trưởng thành như thế nào so với thời còn 13 hay 19 tuổi. Việc nhớ lại tuổi trẻ bồng bột cũng giúp khơi dậy sự can đảm để chống lại sự tự nghi ngờ bản thân. Hãy nhớ lại khoảnh khắc mà bạn bước chân ra khỏi vùng an toàn, bởi đó cũng là một phương pháp hữu ích.
Bạn nên nhớ rằng, dù thất bại lớn đến mức nào thì xung quanh bạn cũng có những người sẵn sàng giúp bạn đứng dậy và làm lại.
Cuốn hồi ký của cựu Đệ nhất phu nhân không phải là bí kíp để bạn có thể thành công ngay lập tức. Như chính bà Obama đã viết: "Trưởng thành không phải là đạt được một thành tựu hay mục tiêu cụ thể. Đó là nỗ lực không ngừng tiến lên, không ngừng hoàn thiện bản thân mình". Nhờ cuốn sách này, tôi đã tiến càng gần đến phiên bản tốt nhất của chính mình.
Tham khảo Fast Company