Làm việc 5 năm, lương tăng gấp 10 lần: Những người biết lập kế hoạch là những người kiếm được nhiều tiền
Lập kế hoạch nghề nghiệp là quá trình đưa ra kế hoạch liên tục và có hệ thống để giúp ít cho sự nghiệp và cuộc sống của bạn. Nó bao gồm 3 yếu tố: định vị nghề nghiệp, thiết lập mục tiêu và thiết lập kênh truyền thông.
- 13-04-2021Bị đề nghị mức lương thấp hơn so với kỳ vọng, người khôn ngoan sẽ nói lời cảm ơn, kẻ dại dột lại mù quáng làm 2 điều này
- 13-04-2021Ngành học ở Việt Nam chỉ dành cho "con nhà giàu", mỗi năm trường cho 2 triệu vẫn không đủ mua dụng cụ học tập!
- 13-04-2021Nhặt được tờ 100 đô la trên phố, bạn sẽ tiêu ngay hay đầu tư nó? Câu trả lời nằm ở "tài chính hành vi" có ảnh hưởng tới việc cuộc đời sẽ giàu hay nghèo của bạn
Trong những năm làm việc vừa qua, bạn có từng gặp phải những vấn đề này chưa?
Những người xung quanh lương tăng qua các năm, còn bạn vẫn dậm chân tại chỗ.
Sự nghiệp trì trệ, nhưng bạn không biết nên làm gì tiếp theo.
Công việc chỉ là công cụ để tồn tại, không có ý nghĩa thành tựu nào khác.
Không biết bản thân thích hay giỏi nghề gì...
Những khó khăn trên đều liên quan đến cùng 1 chủ đề: lập kế hoạch nghề nghiệp!
1. Xuất phát điểm giống nhau, nhưng tại sao mức lương lại không giống họ?
Khi nhắc đến kế hoạch nghề nghiệp, một số người sẽ nói: "Không có gì mới mẻ, đó không phải là mục tiêu tương lai sao? Mục tiêu của tôi là kiếm được 1 tỷ trong năm năm tới."
Thế nhưng bạn sẽ làm gì để kiếm được 1 tỷ? Khả năng kiếm được đúng thời hạn là bao nhiêu phần trăm? Rất ít người đưa ra được câu trả lời cụ thể và chắc chắn.
Nếu không có một kế hoạch nghề nghiệp tốt, bạn sẽ rất khó để kiếm được nó!
Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì?
Đó là quá trình đưa ra kế hoạch liên tục và có hệ thống để giúp ít cho sự nghiệp và cuộc sống của bạn. Nó bao gồm 3 yếu tố: định vị nghề nghiệp, thiết lập mục tiêu và thiết lập kênh truyền thông.
Nói một cách đơn giản, sự nghiệp của một người thường gắn liền với những kế hoạch cụ thể, bao gồm 3 câu hỏi cụ thể:
"Bạn có thể làm gì? Mục tiêu của bạn là gì? Làm thế nào để bạn đạt được mục tiêu của mình?"
Rõ ràng là đứng trên cùng một vạch xuất phát, nhưng người A có thể nhận được mức lương hàng năm cao hơn gấp 10 lần so với người B không lập kế hoạch. Ở những nơi bạn chưa thấy, người A tìm ra hướng đi tương lai trước vài năm, thực hiện nó và vì vậy họ đạt thành tựu sớm hơn, nhanh hơn người B.
Thế nên, tất cả thành tựu của người khác mà bạn thấy được đều nhờ vào những nỗ lực thầm lặng của họ mà bạn chưa từng được thấy.
2. Bốn hiểu lầm lớn về lập kế hoạch nghề nghiệp
Thứ nhất: Tìm kiếm công việc mang lợi nhuận cao nhất
Từ khi còn nhỏ, chắc hẳn bạn đã nghe những điều tương tự từ người lớn trong nhà như: "Phải lo học hành, sau này làm công việc hái ra tiền nhất!"
Làm sao biết ngành nào hái ra tiền nhất?
Chính vì suy nghĩ này, nhiều người lúc thi đại học liền chọn ngành hot nhất năm đó. Nhưng 4 năm sau khi ra trường lại phải tiếp nhận một "quang cảnh" khác. Ngành mình học thì hết hot, cảm giác chán nản dâng trào, công việc kiếm được làm bấp bênh.
Đây là một trong những hiểu lầm lớn nhất khi lập kế hoạch nghề nghiệp: Chỉ chọn công việc hot, đem lợi nhuận cao, chạy theo đám đông mà không xét kĩ năng lực của bản thân, theo đuổi lợi ích ngắn hạn nhưng lại bỏ qua rủi ro thay đổi trong tương lai...
Mỗi thứ chỉ có thể "hot" nhất thời, bất cứ lúc nào nó cũng có thể bị thị trường tác động và thay đổi. Tâm lý "theo đám đông" chỉ khiến bạn trở nên thụ động trong hành động và suy nghĩ...
Thứ hai: Chu kỳ lập kế hoạch quá dài
Khi lập kế hoạch nghề nghiệp, nhiều người nói rằng họ không có cách nào để bắt đầu: Không biết bản thân nên làm gì trong 10 năm tới!
Đây là hiểu lầm thứ hai trong việc lập kế hoạch: đặt lộ trình thực hiện quá dài.
Không cần phải suy nghĩ quá nhiều như vậy, điều này chỉ khiến bạn khó tiến về phía trước. Hãy lập một kế hoạch nhỏ trong ngắn hạn, như vậy bạn sẽ không cần sợ chi phí trải nghiệm và trả giá quá cao.
Hãy cố gắng bước chân đầu tiên vào thực tế, dám khám phá cũng là một phần của kế hoạch nghề nghiệp.
Thứ ba: Phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm của người khác
Nhiều người thích hỏi những người xung quanh về kinh nghiệm tại nơi làm việc. Đây là tinh thần ham học hỏi rất tốt, nhưng nếu bạn lấy kinh nghiệm của người khác làm bài học cá nhân, thực hiện 100% theo nó, cảm thấy rằng đường người khác đi sẵn nhất định không thể sai, vậy bạn nhất định đã lầm.
Kinh nghiệm của người đi trước là để học hỏi một cách chắt lọc, cần dựa theo hoàn cảnh cá nhân và năng lực bản thân. Mỗi người đều là một cá thể độc lập trong xã hội này. Nếu chỉ bằng cách sao chép con đường người khác đi sẵn có thể khiến bạn thành công, thì xã hội đâu còn nhiều người nghèo đến thế?
Chỉ máy móc làm theo cách cũ của người khác mà không điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp cho phù hợp với cá nhân mình, sẽ gặp phải nhiều sai lầm không đáng có nhất!
Tôi có quen một đàn chị, chị ấy làm việc trong một công ty tài chính nên luôn đề nghị tôi chuyển ngành. Thế nhưng tôi chưa bao giờ đồng ý.
Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm người khác, nhưng đừng sai lầm dùng nó làm kế sách đời mình.
Thứ tư: Sợ "lỗ vốn"
Có 3 câu hỏi độc giả thường gửi về cho tôi nhất:
Câu hỏi 1: Tôi không thích công việc tài chính, nhưng chuyên ngành của tôi ở đại học là tài chính. Nếu tôi không làm đúng ngành sau tốt nghiệp, có nghĩa là tôi đã uổng phí 4 năm học phải không?
Câu hỏi 2: Tôi không thích ngành nghề hiện đại, nhưng nếu đổi nghề liệu có lãng phí mối quan hệ và kinh nghiệm tích lũy được từ trước hay không?
Câu hỏi 3: Tôi đã chán công việc hiện tại, nhưng năm nay tôi đã 30 tuổi, liệu có thể chuyển việc nữa không?
Những vấn đề này thực ra đều nằm trong một tư duy cố định: sợ "lỗ vốn", hay nói đúng hơn là sợ mất đi những gì đang có.
Thực ra câu trả lời rất đơn giản:
Câu hỏi 1: Bạn muốn uổng phí 4 năm đại học, hay mất cả đời trong công việc mình không thích?
Câu hỏi 2: Thay đổi nghề nghiệp không đồng nghĩa với việc mất hết quan hệ và kinh nghiệm từ trước. Mạng lưới của bạn có thể dùng tích hợp nguồn lực, kết nối với công việc hiện tại.
Câu hỏi 3: 30 tuổi chỉ là một con số, lứa tuổi nào cũng có quyền được sống hạnh phúc. Gò bó bản thân theo định kiến xã hội hay nỗi sợ cá nhân chỉ khiến bạn sai lại càng sai. Đủ khả năng và bản lĩnh, đủ can đảm và kiên trì, ở tuổi nào đi nữa bạn vẫn có thể thành công.
Vậy làm thế nào để lập một kế hoạch tốt?
Tìm nơi làm việc phù hợp với bản thân: Định hướng sở thích, dựa trên năng lực cá nhân, lấy nhu cầu thị trường làm tham chiếu...
Đặt mục tiêu.
Thực thi theo kế hoạch.
Không phải chơi golf hay tennis, người thích chạy bộ mới là người biết hưởng thụ cuộc sống đích thực: Đó cũng là thói quen của các tỷ phú hàng đầu thế giới
Doanh nghiệp & Tiếp thị