MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm việc chăm chỉ không phải thượng sách: Muốn thăng chức, tăng lương, làm được việc lớn phải biết các mưu kế ứng biến sau

27-06-2019 - 14:28 PM | Sống

Đắm chìm trong công việc chỉ là hoàn thành một chuỗi các nhiệm vụ cơ bản. Nếu như thiếu đi một thành tích then chốt, thành quả quan trọng sẽ không thể khiến lãnh đạo cấp trên thấy được tầm quan trọng của bạn. Rất khó để trở thành ngôi sao công sở.

Tại nơi công sở, đại đa số chúng ta đều duy trì thái độ nỗ lực, dốc toàn tâm toàn sức vào công việc. Thế nhưng, có thể bạn chưa từng nghĩ tới việc biểu hiện "quá cố gắng" nhiều khi chưa chắc sẽ mang lại một kết quả tốt. Thậm chí còn có thể trở thành kỳ đà cản mũi trên con đường thăng quan tiến chức của bạn.

Tác giả Mark Powell trong cuốn sách "Machiavellian Intelligence: How to Survive and Rise in the Modern Corporation" đã từng phân tích rằng:

Nói một cách khác, nhiều người không biết cách lựa chọn công việc, làm việc dập khuôn, máy móc theo mô tuýp cố định, mặc dù rất chăm chỉ, nhưng không thể lọt vào mắt xanh của lãnh đạo cấp trên. Trong khi đó cách làm chính xác phải là sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên hợp lý, phân biệt rõ những nội dung công việc có giá trị hơn.

Làm việc chăm chỉ không phải thượng sách: Muốn thăng chức, tăng lương, làm được việc lớn phải biết các mưu kế ứng biến sau - Ảnh 1.

01

Chốn công sở giống như hiện thực cung đình, bạn buộc phải thể hiện rõ giá trị của mình

Mark Powell trong cuốn sách của mình cũng đề cập tới một ví dụ điển hình về những nhân viên  "đánh bóng bản thân" mà đánh mất cơ hội.

Ví dụ mà ông đưa ra đó là trong cuộc cạnh tranh thăng chức tại một chi nhánh nhà hàng Anh Quốc, anh nhân viên A tính cách hướng nội, không biết đánh bóng bản thân nhưng làm việc chắc chắn, mọi việc đều suy nghĩ rất chu toàn.

Anh nhân B thì khác, thường nghĩ đủ mọi cách trả vờ tình cờ gặp gỡ sếp, sau đó sẽ nói cho sếp biết gần đây anh ta làm những gì. Hoặc hỏi ý kiến sếp về những dự án mới của nhà hàng…

Đến ngày bình xét, chỉ duy có cấp trên của anh A là bình chọn cha anh ta bởi anh ta làm việc chăm chỉ, chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu. Nhưng những người quản lý khác trong nhà hàng lại đều chọn B. Lý do là bởi B tích cực, chủ động, thường xuyên thể hiện những việc mà mình làm. Thực ra A là người có thực lực tốt hơn, nhưng hình ảnh của A lại vô cùng mờ nhạt trong tâm trí mọi người, vậy nên mới không được tín nhiệm.

Để mình không trở thành "người tàng hình" nơi công sở, chúng ta có thể tận dụng một chút tâm kế hoặc mưu lược một cách phù hợp. Ví dụ như trước khi gửi đi một e-mail quan trọng nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn có CC cho lãnh đạo cấp trên. Hoặc trong các dịp tổ chức hoạt động tập thể, hãy nghĩ cách đánh bóng hoặc nổi bật bản thân, thu hút sự chú ý của lãnh đạo cấp trên.

Xét cho cùng, thành tích làm việc xuất sắc luôn được luôn được coi là "thước đo đương nhiên" để đánh giá năng lực của một người. Bạn phải tìm cách để thuyết phục người khác rằng "mình rất quan trọng". Bởi không ai có thể giúp bạn làm được điều này.

Làm việc chăm chỉ không phải thượng sách: Muốn thăng chức, tăng lương, làm được việc lớn phải biết các mưu kế ứng biến sau - Ảnh 2.

02

Làm tốt công việc chỉ là cơ sở nền tảng, quan trọng hơn cả là phải biết cách quan sát để ý marketing và đánh bóng bản thân

Một ví dụ khác là anh chàng Martin, làm việc lại phòng thí nghiệm lâm sàng của một xưởng chế tạo dược phẩm lớn tại Mỹ. Martin phụ trách công tác xin cấp phê duyệt từ cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đối với các loại dược phẩm mới. Từ nghiên cứu kỹ thuật, sưu tập chứng cứ hiệu quả điều trị, xin phê duyệt…tất cả đều cần một lượng lớn thời gian và kinh nghiệm.

Đối với Martin mà nói, mỗi dự án xin phê chuẩn đều tiêu tốn nhiều năm thời gian của anh. Phải thực sự miệt mài với công việc mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng trong mắt lãnh đạo, thông tin mà họ ghi nhận được từ Martin là "theo dõi tiến độ xin phê duyệt" và "phê duyệt có được thông qua hay không?" Họ không dễ dàng thấy được sự nỗ lực và cố gắng của Martin.

Ngược lại sau khi dược phẩm mới được phê duyệt thành công, bộ phận kinh doanh sẽ ra sức marketing, quảng bá sản phẩm mới, khiến nó trở nên hot hit nên sẽ nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của lãnh đạo cấp trên hơn.

Cũng bởi công việc của Martin mang tính chuyên nghiệp cao, rất dễ biến mình trở thành "nô bộc trung thành" trong doanh nghiệp. Không ai nhận thấy thực ra Martin cũng có khả năng lãnh đạo, có thể đảm nhận chức vụ quản lý.

Nếu là Martin, dù công ty cho rằng không có vị trí quản lý tương xứng với bạn, bạn cũng nên tìm cách để được thăng chức hoặc tăng lương nhằm nổi bật tầm quan trọng của bạn đối với công ty. Đồng thời bạn cũng có thể đào tạo thêm nhân viên mới thay thế vị trí của bạn, để thử sức với những vị trí quản lý cao hơn, nòng cốt hơn trong tập thể.

Làm việc chăm chỉ không phải thượng sách: Muốn thăng chức, tăng lương, làm được việc lớn phải biết các mưu kế ứng biến sau - Ảnh 3.

03

Trong lúc cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản, chúng ta cũng cần phải có một số những chính sách chính trị nhất định

Ví dụ như hội họp, nếu đồng nghiệp hoặc những bộ phận khác mời bạn tham gia hội nghị, bạn nên phải đánh giá cẩn thận trước khi nhận lời tham gia. Nếu đối phương chỉ muốn thể hiện thành quả của mình để đạt được lợi ích tốt nhất, vậy thì bạn không nhất thiết phải tham dự.

Nhưng nếu người chủ trì hội nghị là đối thủ cạnh tranh, vậy thì bạn nhất định phải tham gia để biết được kế hoạch của họ. Hay nếu như trong cuộc họp có lãnh đạo cấp cao, rất có ích trong việc thăng quan tiến chức của bạn, thì lúc đó bạn nhất định phải nắm bắt cơ hội.

Công sở giống như chốn cung đình, là một trò chơi có tổng bằng 0. Nếu bạn thành công, người khác sẽ thất bại. Nỗ lực làm việc chưa chắc có thể bảo đảm được điều gì. Quan trọng chúng ta cần phải bỏ chút tâm sức. Hãy dành ra khoảng 20% thời gian để tìm cách thăng quan tiến chức chứ không chỉ toàn tâm toàn sức để hoàn thành công việc.

Theo Ngọc Thủy

Trí thức trẻ

Trở lên trên