Làm việc chốn công sở, có 4 điều dù biết đến mấy cũng tuyệt đối không được nói ra kẻo mất cả chì lẫn chài
Nói dài nói dai lại thành nói dại, bạn nên cẩn trọng nếu định nói ra 4 điều sau.
- 21-01-2019Nếu sếp vẫn chưa thể làm điều này cho bạn thì dù quan hệ tốt đến mấy cũng nên nghĩ đến chuyện nghỉ việc ngay hôm nay: Tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng!
- 17-01-2019‘Một sự bất tín vạn sự bất tin’, sếp muốn để nhân viên nể phục, tin tưởng thì cần xây dựng được niềm tin cho nhân viên
- 09-01-2019Sếp thét ra lửa cũng đừng nghĩ bị "trù", chẳng qua bạn chưa làm 6 điều khiến ông chủ nào cũng yêu quý mình hơn vàng mà thôi
Trên thực tế, có những điều bạn nói ra mang theo ý tốt nhưng chưa chắc đối phương đã hiểu lòng tốt ấy. Có những lúc bạn chỉ nên nói vừa đủ, nói quá nhiều sẽ trở thành người bao đồng, tọc mạch trong mắt đối phương. Những điều này càng đặc biệt đúng trong môi trường làm việc công sở. Bạn càng biết giữ miệng không nói 4 điều sau thì càng tránh xa thị phi không đáng có.
1. Đánh giá tiêu cực của lãnh đạo/cấp trên về đồng nghiệp khác
Hầu hết nhân viên đều tò mò muốn biết nhận xét của cấp trên về mình và người khác là như thế nào. Nếu bạn có quan hệ tốt với vị lãnh đạo nào đó, đồng thời biết được đánh giá về một số nhân viên khác thì nên hết sức lưu ý. Trong trường hợp đó là đánh giá tích cực, bạn có thể dễ dàng nói cho người kia biết mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu đó là lời nhận xét không hay, hành động truyền tải lại của bạn sẽ khiến đối phương nhận đả kích rất lớn. Họ không hề biết ơn khi được tiết lộ mà thậm chí cảm thấy bẽ mặt và giận lây sang người khác.
Những lời nhận xét thẳng thừng mang tính tiêu cực sẽ khiến người nghe bức bối.
Trong trường hợp bạn thật sự muốn quan tâm và giúp đỡ nhân viên ấy, thay vì nói thẳng lời nhận xét tiêu cực của lãnh đạo, bạn nên thử dùng những phương pháp uyển chuyển hơn để nhắc nhở, đưa ra một vài đề nghị, một vài phương diện cần sửa đổi. Đối phương tiếp thu lời khuyên ấy và thay đổi như thế nào là chuyện của riêng họ.
2. Chuyển lời giữa các đồng nghiệp, đặc biệt là trong công việc
Từng có câu chuyện xảy ra như thế này: Đồng nghiệp A đến văn phòng của B để tìm đồng nghiệp C. Vì không thấy C ở đó, A đã nhờ B chuyển lời lại khi gặp C: "Mang bản kế hoạch số 1 cho công ty đối tác." Mãi lâu sau C mới quay trở lại văn phòng, trong lúc không tập trung B đã nhầm lẫn bản kế hoạch số 1 với số 2, khiến C nhận được thông tin sai và ảnh hưởng tới kết quả dự án cuối cùng của công ty. Sau đó, cả B và C đều bị cấp trên trách phạt nghiêm trọng.
Có thể thấy, vì chuyển lời trong công việc liên quan đến những số liệu và tình huống cụ thể, nếu trong quá trình ấy có tin tức nào bị truyền tải sai lệch, dẫn tới hiểu nhầm và có thể làm cho kết quả công tác xuất hiện vấn đề, người đứng ra chuyển lời có thể sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm cho sai lầm ấy dù không thuộc phận sự của mình. Chính vì vậy, trong trường hợp này, bạn nên nhắn đồng nghiệp tìm đến người có được thông tin chính xác chứ không đứng giữa chuyển lời.
Sự chính xác của thông tin truyền đạt qua lời nói sẽ ảnh hưởng tới cả quá trình làm việc.
3. Kỹ xảo làm việc
Những người tự cho mình là thông minh hay có thói quen thích chỉ điểm, dạy bảo người khác. Sẽ có những thời điểm, lời khuyên của họ có ích trong công việc nhưng cũng có lúc nó hoàn toàn vô nghĩa, không giúp ích gì cho người ta.
Nếu đồng nghiệp gặp khó khăn, họ sẽ tự tìm người thích hợp để hỏi xin lời khuyên. Trong trường hợp không ai nhờ đến mà bạn tỏ ra quan tâm, thích giúp đỡ, đối phương sẽ cảm thấy bất tiện và không thoải mái, thậm chí cho rằng bạn đang khoe khoang, cho dù bạn có ý tốt đến mấy.
4. Những điểm thiếu sót trong công việc của đồng nghiệp khác
Con người không phải thánh nhân, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, dù là trong đời sống hay trong công việc. Tuy nhiên, điều đáng sợ là khi chúng ta thậm chí không biết bản thân sai sót ở đâu, cũng không có ai nguyện ý chỉ ra vấn đề cho ta hiểu.
Trong thực tế, không ai có nghĩa vụ quan tâm, theo dõi công việc của người khác, chỉ điểm chỗ sai để người ta thay đổi cả. Bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, phát hiện sai sót và tự sửa đổi để hoàn thành công việc của mình. Nếu có người ngoài chỉ ra điều thiếu sót, chưa chắc ta đã thấy biết ơn mà còn cho rằng họ "vạch lá tìm sâu", cố tình ngáng chân mình trong công việc.
Lời nói có ý tốt đến mấy cũng có thể bị xuyên tạc, hiểu nhầm.
Môi trường làm việc ở đâu cũng đầy rẫy sự cạnh tranh và thị phi giữa người với người. Rất nhiều điều được nói ra với ý tốt nhưng khi rơi vào tai người đối diện sẽ bị "biến chất" theo một phương hướng hoàn toàn khác. Sự quan tâm giúp đỡ của chúng ta cũng có thể biến thành sự sỉ nhục, xấu hổ của họ. Vì vậy, hãy luôn nhớ rõ 4 điều cần phải cẩn trọng khi nói ra miệng kẻo rước họa vào thân.