Làm việc quần quật 10 năm nhưng chỉ đủ tiền mua nhà cũ, NTK 8X trổ tài cải tạo căn hộ 70m2 để thoát kiếp thuê trọ: Không gian sống cực "chill" giữa lòng thành phố bộn bề
Chỉ cần bạn biết rõ nhu cầu của bản thân thì căn hộ dù nhỏ đến đâu cũng có thể biến nơi đó thành một không gian đáng sống.
- 03-04-2022Nhà ống trung tâm quận 1 TP HCM: Xây hồ bơi trên tầng thượng
- 31-03-2022Chủ nhân căn penthouse 8 tỷ đồng, rộng 246m2 "khai sạch" bí kíp mua nhà: Tận dụng sức mạnh của thẻ tín dụng và... công nợ?
- 31-03-2022Cận cảnh nhà tân hôn trăm tỷ Hyun Bin và Son Ye Jin sẽ dọn về sau siêu đám cưới: Anh xã chuẩn bị hoành tráng đúng ý vợ quá rồi!
Thôi Tự là nhà thiết kế 8X, làm việc trong lĩnh vực thiết kế khách sạn và các dự án thương mại. Sau 10 năm đi thuê trọ tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), anh đã mua được căn nhà đầu tiên vào năm 2020. Đó là một căn áp mái rộng khoảng 70 m2, thuộc một nhà đã hơn 30 năm tuổi.
"Căn hộ của tôi nằm trên tầng 7 của một tòa nhà cũ, nên giá tương đối rẻ. Bản thân tôi thấy nơi này tràn ngập ánh nắng, diện tịch tương đối rộng, view đẹp lại yên tĩnh nên đã quyết định mua", Thôi Tự giải thích.
Theo nhà thiết kế 8X, những tòa nhà cũ ở trung tâm thành phố là một sự lựa chọn hợp lý dành cho những người có kinh phí hạn hẹp. Tuy nhiên, người mua sẽ phải tốn một khoản chi phí để cải tạo lại, sao cho phù hợp với sinh hoạt và thói quen của cá nhân.
Cảnh quan thành phố thu gọn vào ban công
Chủ cũ của căn hộ là một cụ già ngoài 70 tuổi, sống một mình. Ban đầu, không gian tương đối bí bách và âm u, do đồ đạc chất đống trong nhà. Để nới rộng diện tích sử dụng, ông cụ đã bịt kín ban công, biến nó thành một phần của phòng khách, khiến cho ánh sáng không thể lọt vào trong nhà.
Điểm khiến Thôi Tự say mê căn hộ này là hai mặt của nhà đều quay về hướng Nam. Khi cải tạo, anh chỉ tiến hành cơi nới ban công để tạo thông khí với bên ngoài. Ngoài chứng năng phơi đồ, ban công giờ đây trở thành nơi uống cà phê, ngắm cảnh, trồng hoa và cây xanh. Anh cũng bổ sung thêm các lớp chống thấm để đỡ ảnh hưởng đến hàng xóm.
Nền được làm bằng đá rửa màu be, tạo cảm giác hoài niệm. Vì có những đường vân không đồng đều, đá rửa trông sẽ tự nhiên hơn đá công nghiệp, nhưng cũng khó xử lý hơn. Thôi Tự còn sử dụng thêm ván gỗ làm từ cây du để trang trí.
Thôi Tự dùng trúc để lát trần, vì lý do kỹ thuật và thẩm mỹ. Ghép các cây trúc thành một mặt phẳng nghiêng ở trên trần, từ trong phòng nhìn ra sẽ mang lại cảm giác không gian được kéo dài.
Khi thời tiết đẹp, anh có thể dành cả ngày để ngồi ở ban công. Từ đây, anh có thể nhìn được bao quát thành phố, dù sống ở tầng cao nhưng vẫn có cảm giác hòa nhập với môi trường xung quanh như thể đang ở nhà mặt đất.
Hương vị ấm áp nơi thôn quê tràn ngập giữa lòng thành phố
Thôi Tự mất khoảng nửa năm để trang trí căn hộ rộng 70 m2 này, tổng chi phí khoảng 400.000 NDT (1,4 tỷ VNĐ).
Vì kết cấu và tường nhà không còn đủ tốt, nhà thiết kế 8X không dám sửa sang nhiều. Anh chuyển sang phương án thay đổi bố cục, xử lý nội thất để khắc phục cảm giác chật hẹp, làm không gian thêm thoáng đãng.
Bếp được đặt ngay lối ra vào. Nơi này còn có một tủ âm tường đựng đồ và một góc vòng cung nhỏ để làm tủ giày. Toàn bộ không gian đều được tận dụng tối đa. Thôi Tự dỡ bỏ bức tường ngăn giữa phòng khách và bếp, biến chỗ này thành bàn bar, vừa tiện nấu nướng, ăn uống và tiếp khách.
Phòng khách có cửa sổ lớn để đón ánh sáng mặt trời. Thôi Tự sử dụng màu vàng ấm làm tông chủ đạo cho căn hộ, kết hợp với gạch đất nung và tường xi măng màu be, tạo cảm giác ấm áp nơi thôn quê vào thành phố.
Ngoài ra, Thôi Tự còn trang trí nhà bằng một số đồ gốm, tượng và các vật trang trí mà anh sưu tầm được khi đi du lịch nước ngoài. Điểm chung của chúng là đều mang tính thủ công, phù hợp với phong cách của căn hộ.
Bản thân căn hộ này đã có ưu điểm về ánh sáng. Ban đêm, để giữ không khí trong nhà thanh tĩnh nên cũng không cần quá sáng. Thay vì thiết kế nguồn sáng chính, Thôi Tự xây mái cong và gắn đèn, nhằm tạo hiệu ứng thay đổi ánh sáng như trong đường hầm và hang động, từ đó sinh ra cảm giác an toàn, được che chở.
Tìm lại về chính mình, về với tự nhiên trong thời buổi dịch bệnh
Hiện tại, Thôi Tự đang sống một mình, nên ưu tiên nhu cầu cá nhân của bản thân. Căn hộ của anh gồm 2 phòng ngủ và 1 phòng khách, thiết kế tương đối đơn giản. Ngoài chức năng nghỉ ngơi, phòng ngủ chính còn đóng vai trò như một không gian làm việc.
Thôi Tự hy vọng rằng dù làm việc hay nghỉ ngơi, anh vẫn luôn ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời. Ngay cả trong thời kỹ giãn cách vì dịch bệnh, nhà thiết kế này cũng phải ngồi vào bàn để làm việc hiệu quả, nếu không sẽ dễ chểnh mảng.
Thôi Tự sử dụng gạch đất nung cho các bức tường trong phòng, tạo cảm giác ấm áp. Ngoài ra, anh đặt trên tủ một số đồ trang trí mang cảm giác cổ xưa. Các không gian nhỏ được tận dụng tối đa để nơi đây không chỉ là phòng ngủ đơn thuần. Do trong nhà nuôi mèo, anh chú ý chọn đồ nội thất bền, có khả năng chống mài mòn để tránh hỏng hóc.
Bên cạnh đó, Thôi Tự thường xuyên dọn nhà và và sắp xếp đồ đạc. Cái gì không cần thiết, anh đều mang đi thanh lý để tạo sự thoáng đãng trong không gian.
Thười còn đi ở trọ, mỗi lần cha mẹ Thôi Tự đến thăm con trai đều phải thuê khách sạn. Từ ngày có nhà riêng, mối quan hệ của anh và gia đình càng được cải thiện. Ngay cả khi bố mẹ không thể đến, anh vẫn dọn phòng ngủ còn lại sạch sẽ.
Anh cũng thường xuyên dọn nhà và sắp xếp lại đồ đạc. Cái gì không cần thiết, anh đều cho thanh lý. Ví dụ, Thôi Tự đã mua một chiếc máy hút lớn khi mới chuyển đến. Sau một vài lần sử dụng, anh nhận thấy rằng mình chỉ cần một dụng cụ vệ sinh đơn giản nên đã rao bán. Nên kiểm soát đồ đạc của mình liên tục để tạp sự thoáng đãng cho không gian.
Bố mẹ anh thỉnh thoảng cũng đến ở một thời gian ngắn. Khi anh còn thuê nhà, vì không có không gian, nên hai người chỉ có thể ở trong khách sạn. Nhưng giờ khi đã có nhà riêng, anh thật sự muốn cải thiện mối quan hệ với gia đình. Ngay cả khi bố mẹ không thể đến, anh vẫn dọn phòng ngủ còn lại sạch sẽ.
Thôi Tự cho biết, dù căn hộ nhỏ và cũ đến đâu, chỉ cần biết rõ nhu cầu của bản thân thì bạn vẫn có thể biến nơi đây trở thành một không gian sống lý tưởng.
Ở thành phố, áp lực công việc là không thể tránh khỏi. Vì thế, đối với Thôi Tự, nhà là nơi để thư giãn và thả lòng. Ý tưởng thiết kế của anh cũng dựa hoàn toàn vào mục đích này. Căn hộ này là nơi anh tìm lại bản thân, tìm về với tự nhiên, ổn định tâm trạng và nghỉ ngơi một cách thoải mái.
Lời giải cho người trẻ tuổi, sống thoải mái trong thu nhập của mình
Vài năm gần đây, Thôi Tự thấy ngày càng nhiều bạn bè xung quanh mình cũng chọn mua lại và cải tạo các căn hộ cũ vì kinh phí eo hẹp.
Khi ở nhà thuê, cải tạo là một lựa chọn không khả thi. Thứ nhất, nhà đó vẫn là đi thuê, không phải hoàn toàn của mình. Thứ hai, chủ trọ cũng ít khi đồng ý cho cải tạo, vì sợ ảnh hưởng đến tài sản của họ. Do đó, muốn xây dựng một không gian riêng cho mình với nguồn ngân sách ít ỏi, việc mua lại căn hộ cũ rồi sửa sang là rất phù hợp.
Theo Thôi Tự, việc mua nhà ở thành phố không khó, chỉ cần bạn nắm chắc 5 nguyên tắc sau:
1. Đừng quá tham vọng
Nhà vốn là nơi để ở, phần lớn thời gian mọi người đều ngồi trong nhà. Do đó, nếu điều kiện kinh tế không quá dư dả, không cần tập trung nhiều vào bề ngoài căn nhà.
2. Làm tốt các hạng mục cơ bản
Bản thân kết cấu và chất lượng nhà cũ đã xuống cấp. Đường ống, chống thấm, cửa sổ hay cách nhiệt đều phải làm lại hết, nếu không cuộc sống sinh hoạt sau này rất khó chịu.
3. Đừng thực hiện thay đổi quá lớn
Một số người sẽ muốn phòng ngủ lớn hơn, hoặc phòng khách rộng hơn, hoặc lắp thêm cửa sổ... Bạn nên đặt ra những điều kiện này trước, rồi hẵng tìm kiếm căn hộ phù hợp. Bởi lẽ, kết cấu của những căn hộ cũ không phù hợp để thực hiện những thay đổi lớn như vậy.
4. Trí tưởng tượng là quan trọng nhất
Bạn không nên giới hạn trí tưởng tượng của mình về cuộc sống chỉ vì căn hộ nhỏ hoặc cũ. Dù nhà có diện tích ra sao, chỉ cần bạn nắm rõ nhu cầu của bản thân thì sẽ sống đúng như phong cách mình mong muốn.
5. Thiết lập mối quan hệ với hàng xóm
Hầu hết cư dân sống trong các tòa nhà cũ đều đã lớn tuổi. Thói quen sinh hoạt của họ chắc chắn sẽ khác với những người trẻ tuổi. Vì thế, muốn sống thoải mái ở đây, bạn phải lường trước được điều này và có các phương án để thích nghi.
(Nguồn: Zhihu)