Làng bánh chưng nổi tiếng Hà Nội ngày cận Tết: Thợ gói bánh chạy đua với thời gian, chưa đầy 30 giây xong một chiếc bánh
Dù không cần khuôn nhưng những người thợ tại làng nghề bánh chưng Tranh Khúc chỉ mất khoảng 30 giây để hoàn thành xong một chiếc bánh.
- 30-01-2022Không đủ tiền thuê đất, mua chậu, tiểu thương bê từng cành mai mời khách
- 30-01-202210 mẹo làm sạch nhà nhanh chóng chỉ trong “1 nốt nhạc” mà không cần nước tẩy rửa bằng hoá chất, ai cũng có thể làm được
- 30-01-2022Đào rừng, quất cảnh ồ ạt giảm giá sát Tết, chủ hàng nghỉ sớm vì "vợ bầu, vợ mệt"
Những ngày cận Tết, làng bánh chưng Tranh Khúc (thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại trở nên hối hả, tất bật hơn bao giờ hết
Ngay từ cổng làng, người dân có thể cảm nhận rõ rệt mùi thịt, hương gạo nếp bởi những ngày này, ngôi làng gần như không ngủ để chuẩn bị nguyên liệu, làm kịp những đơn hàng của khách
Gia đình anh Nguyễn Ngọc Sơn bán ra thị trường hàng nghìn chiếc bánh chưng, mỗi ngày có 5-6 người làm việc liên tục từ sáng tới tối, đa số những người thợ là anh em họ hàng
Anh Sơn chia sẻ, lá dong để gói bánh chưng Tranh Khúc phải là loại lá nếp được đặt tại vựa lá nổi tiếng Tràng Cát (Thanh Oai), bởi lá dong tẻ dễ bị nát, không đảm bảo được độ xanh của bánh. Những chiếc là đều được lựa chọn kỹ trước khi gói bánh. "Những năm trước, từ đầu tháng 12 âm lịch là có đơn hàng nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch, chúng tôi có đơn hàng muộn hơn nên số lượng bánh bán ra thị trường năm nay cũng giảm hơn nhiều so với năm ngoái", anh Sơn nói
Theo anh Sơn, những người thợ gói bánh ở đây khác với những người dân gói bánh thông thường, chỉ chưa đầy 30 giây là sẽ hoàn thành một chiếc bánh mà không cần khuôn. Tuy nhiên, những bước chọn nguyên liệu không thể nhanh chóng. "Đầu tiên cần chọn gạo, phải là gạo nếp cái hoa vàng, loại gạo này đặc biệt ở một chỗ ăn bánh để 4-5 ngày vẫn dẻo thơm, thịt lợn phải chọn thịt dọi, có đủ cả mỡ cả nạc làm cho bánh vừa thơm lại ngậy. Còn đậu xanh là phải là loại đậu quê, hạt mẩy khi đồ lên mới là ngon nhất", anh Sơn cho hay
"Nhiều người nhìn vào không tin nhưng chúng tôi mỗi ngày gói hàng nghìn chiếc bánh chưng nên việc đó là bình thường", anh Sơn chia sẻ
Sau khi gói bánh xong, người thợ sẽ xếp bánh vào nồi. Mỗi nồi được khoảng 700-800 chiếc, đun trong 9-12 tiếng
Từ lâu, người làng Tranh Khúc đã luộc bánh công nghiệp khi đầu tư hàng trăm triệu đồng để làm hệ thống nồi hơi, công suất lớn, bỏ hẳn việc đun củi. Máy móc khiến việc luộc bánh đỡ vất vả, không phải ngồi canh nồi bánh xuyên đêm
Bánh sau khi luộc được mang ra để nguội tự nhiên trong thời gian nửa ngày sẽ giúp bánh ráo nước và chắc hơn
Bánh chưng được chia thành 2 loại là bánh ăn ngay được luộc khoảng 9 tiếng, còn bánh được hút chân không mang vận chuyển đi xa, hay làm quà biếu sẽ được luộc 12 tiếng và có hạn sử dụng trong 1 tuần
Theo truyền thuyết xưa, tục gói bánh chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng - đây là một trong những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mọi mâm cơm ngày Tết.
Doanh nghiệp và tiếp thị