MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải

01-11-2023 - 12:10 PM | Xã hội

Hàng trăm cột khói ngày đêm xả thẳng lên trời, 370.000 tấn xỉ thải ùn ứ trong hơn 20 năm khiến môi trường ở làng tái chế nhôm Mẫn Xá (Bắc Ninh) rơi vào thảm cảnh.


Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 1.

Làng Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) được coi là làng nghề tái chế nhôm có quy mô lớn nhất miền Bắc. Hiện cả làng có 296 hộ sản xuất với hơn 400 lò cô đúc nhôm.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 2.

Mỗi ngày các hộ ở đây có thể tái chế từ 5 tạ đến 1 tấn phế liệu. Cứ 1 tấn phế liệu tái chế, người dân thu được từ 700 - 850kg nhôm,150 - 300kg xỉ nhôm còn lại được xả thẳng ra môi trường.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 3.

Việc thu mua phế liệu về tái chế, cô đúc nhôm trong nhiều năm qua giúp người dân thôn Mẫn Xá ngày một giàu có và làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, việc người dân xả thẳng khói và xỉ thải ra môi trường khiến không khí làng nghề ngày càng ngột ngạt, ô nhiễm.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 4.

Tại Mẫn Xá, bất kể ngày đông hay hè, trời mưa hay nắng, bầu trời luôn âm u, mù mịt từ sáng đến đêm.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 5.

Khói đen khét lẹt từ hàng trăm lò nấu nhôm bốc lên nghi ngút, xả thẳng lên bầu trời.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 6.

Gần 30 năm hoạt động với nghề tái chế nhôm đúc nồi niêu, xoong chảo và xuất bán nhôm cho các công ty..., làng Mẫn Xá đã thải ra môi trường một lượng xỉ thải khổng lồ.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 7.

Đáng ngại hơn, lượng xỉ thải này không được xử lý, thu gom mà các hộ cô đúc nhôm đổ thẳng ra khu đất trống, hình thành các bãi thải lớn, độc hại bao quanh làng.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 8.

Ông Bùi Đức Thuyên, Phó chủ tịch UBND xã Văn Môn cho biết, Mẫn Xá có 296 hộ làm nghề tái chế, cô đúc nhôm. Mỗi năm làng Mẫn Xá tái chế ra khoảng 10.000 tấn nhôm thỏi; trung bình mỗi ngày người dân nơi đây tái chế khoảng 30 tấn nhôm, thải ra khoảng 3-4 tấn xỉ thải.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 9.

"Bãi xỉ nhôm này tồn tại hơn 20 năm. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, khối lượng xỉ nhôm lên đến trên 370.000 tấn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương và các vùng lân cận. Chính quyền địa phương cũng rất lo lắng vấn đề này. Mong các cơ quan chức năng vào cuộc sớm vì việc xử lý này quá khó khăn với địa phương về giá, về cơ chế và nhà thầu, kinh tế... khiến chúng tôi bất lực, không thể làm gì được", ông Thuyên cho biết thêm.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 10.

Theo báo cáo của UBND xã Văn Môn, dân số của địa phương hơn 11.000 người. Với khối lượng chất thải như hiện nay thì trung bình mỗi người dân "cõng" hơn 33 tấn xỉ nhôm.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 11.

Nỗi khốn khổ phải sống tại làng nghề ô nhiễm cứ dai dẳng, bám riết người dân làng Mẫn Xá và các thôn xung quanh suốt nhiều năm qua.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 12.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 13.

Do không có điểm thu gom tập trung cũng như điểm xử lý xỉ nhôm, người dân nơi đây cứ "bạ đâu vứt đấy" khiến môi trường đặc quánh mùi hóa chất, khói bụi.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 14.

"Chúng tôi làm nghề cũng mấy chục năm rồi, việc cô đúc nhôm mang lại kinh tế cho chúng tôi nuôi sống cả gia đình. Nếu giờ vì ô nhiễm mà bỏ nghề thì chúng tôi không biết lấy gì để mà sống nên phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm môi trường. Cô đúc nhôm thì ai cũng biết là bụi, là bẩn, ô nhiễm độc hại nhưng vì cơm áo gạo tiền nên vẫn phải chấp nhận đánh đổi thôi", bà H.T.L chia sẻ.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 15.

Vào những ngày các xưởng đốt nhôm, khói bốc lên khét lẹt, mùi hắc nồng nặc, bụi khói bay xa...

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 16.

Những đống xỉ thải ngày càng lớn, càng nhiều ở Văn Môn.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 17.

Kết quả rà soát từ trạm quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho thấy, ô nhiễm không khí và môi trường nước đang là vấn đề đáng lo ngại tại làng nghề Mẫn Xá. Các chỉ tiêu phân tích (tiếng ồn, bụi, SO2, NO2) trong không khí đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 - 1,8 lần; các chỉ tiêu phân tích hữu cơ và kim loại nặng tại các ao tiếp nhận nước thải cao hơn quy chuẩn cho phép từ 1,5 - 16 lần.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 18.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 19.

Do thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm nên người dân ở làng nghề thường mắc phải các bệnh về đường hô hấp và gây kích ứng, tổn thương niêm mạc da. Nguy hiểm hơn bệnh bụi phổi có thể gây biến chứng suy tim và bội nhiễm lao và ung thư.

Làng tái chế nhôm ngày đêm mịt mờ khói bụi, mỗi người dân 'cõng' 33 tấn xỉ thải - Ảnh 20.

Năm 2016, xã Văn Môn được công bố là 1 trong 37 “làng ung thư” của Việt Nam do chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm nguồn nước, khí thải, rác thải. Từ đó đến nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nan giải đối với vùng quê này.

Trước thực trạng ô nhiểm ở làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá, tỉnh Bắc Ninh đã quyết liệt chỉ đạo huyện Yên Phong phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các giải pháp, thường xuyên kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Từ năm 2019 đến nay, các cơ quan chức năng đã xử phạt 45 vụ việc vi phạm với số tiền hơn 2,1 tỷ đồng. UBND tỉnh xử phạt 12 doanh nghiệp, cá nhân với số tiền 2,7 tỷ đồng, đồng thời, đình chỉ hoạt động 9 tháng đối với các cơ sở vi phạm. Đặc biệt, chính quyền tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các lều, xưởng sản xuất cô đúc nhôm tạm bợ của 140 hộ sản xuất.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải, tỉnh đang chỉ đạo huyện Yên Phong khẩn trương triển khai Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án tổng thể xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề xã Văn Môn, giai đoạn 2022 - 2026, mục tiêu đến năm 2026, dừng hoạt động sản xuất đối với các cơ sở sản xuất cô đúc nhôm không di dời vào Cụm công nghiệp làng nghề hoặc không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải.

Đồng thời, tỉnh tiếp tục đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tồn đọng; khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải làng nghề Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá. Đây được xem là những giải pháp quan trọng trong lộ trình từng bước làm sạch môi trường tại xã Văn Môn.

Tuy nhiên theo ghi nhận của PV VTC News, Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá đang tồn tại nhiều bất cập như tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện, chỉ đạt khoảng 80%, chưa hoàn thiện việc thi công phòng cháy chữa cháy và hệ thống xử lý nước thải.

Theo cơ quan chức năng, đã có 275/619 lô đất cho các tổ chức, hộ gia đình thuê để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp. Tuy nhiên, 275 cơ sở này hoạt động trong tình trạng "3 không" (không có giấy phép môi trường, không trạm xử lý nước và không có giấy phép phòng cháy chữa cháy). Thay vì tuân thủ quy định của pháp luật, các cơ sở tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Văn Chương/VTC News

VTC News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên